GERARD hỏi : Xin cho biet nhung danh hoa nào trong và ngoài nuoc, duoc BXP ai mo?
Họa sĩ trong nước ,tôi nhận thấy có 2 người khiến BXP kính nể và gần như được ông tôn làm sư phụ của ḿnh .Tất nhiên, tất cả những nhận định của tôi đều mang tính chủ quan bởi v́ tôi đâu phải là BXP mà tưởng rằng những điều ḿnh nói đều là đúng. Người thứ nhất là họa sĩ Nguyễn Gia Trí. Khi xưa, ông đă đổi vài bức tranh của ḿnh cho một người bạn để lấy một bức tranh cắt giấy của Nguyễn Gia Trí, ông đă treo trân trọng bức này ở xưởng vẽ của ông. Khi nói chuyện với bạn bè về nghệ thuật, BXP thường nhắc đến tên tuổi Nguyễn Gia Trí, với sự trân trọng cả về sự nghiệp nghệ thuật cùng với tính cách kiên dũng truớc bạo quyền của người họa sĩ này.Năm 1979,lần đầu tiên và cũng là một lần đó ,BXP vào thăm Sài G̣n, người họa sĩ duy nhất mà BXP nóng ḷng muốn đến thăm là Nguyễn Gia Trí. Hai họa sĩ danh tiếng sống ở hai miền, vừa thoát ra khỏi cuộc chiến đă ngăn cách họ gần nửa thế kỷ,gặp lại nhau. Khi BXP trở về nhà ,tôi không thấy BXP kể lại là các ông đă nói chuyện với nhau về những vấn đề ǵ nhưng tôi thấy BXP tỏ ư thất vọng một chút về thần tượng của ḿnh , ông nói : " Ông Trí nói khá nhiều và có vẻ hơi bị lẫn ".
Người thứ hai được BXP kính nể đó là họa sĩ Nguyễn Tường Lân. Những tác phẩm và tư liệu về người họa sĩ này ở VN hầu như không mấy ai được biết đến nhiều. Tất cả dường như chỉ c̣n lại trong hồi ức của những người sống cùng thời,đă có dịp thưởng lăm tác phẩm và tính cách của Nguyễn Tường Lân kể lại mà thôi. Tuy vậy, đă có một dịp vào năm 1981, tôi đi cùng với BXP đến thăm tư thất của nhà sưu tập Đức Minh, lần đó BXP đă chỉ cho tôi xem 2 bức bột mầu và giới thiệu đó là tác phẩm của Nguyễn Tường Lân, ông nhận định : " Tài thật, bột mầu mà vẽ được như thế th́ tài đến thế là cùng ."
Họa sĩ cùng thời mà tác phẩm của họ làm cho BXP ái mộ ,có Nguyễn Sáng và Nguyễn tư Nghiêm. Trong bộ "sưu tập" hội họa của BXP mà sau này(năm 1988) ông qua đời,khi chiếc cặp đặc biệt này được mở ra, người ta chỉ thấy có những tác phẩm của Nguyễn Sáng và Nguyễn Tư Nghiêm.
Bạn hỏi cả những họa sĩ nước ngoài nào được BXP ái mộ ? Ôi, nhiều lắm, một danh sách dài đó bạn. Nhưng đứng đầu bảng danh sách đó là Picasso. BXP đă coi nhà danh họa này như một tấm gương soi tinh thần cho ḿnh. Sinh thời ông chỉ có một ước muốn là được đặt chân tới Paris một lần và được xem tận mắt nguyên tác của quái kiệt Picasso. Ước mơ này của ông suưt nữa được thực hiện,khi mà vào năm 1982 , "Uỷ ban Công giáo chống đói và v́ sự phát triển (CCFD)" đă gửi giấy mời BXP sang Pháp.Lần đó BXP đă đến cơ quan chức năng để tŕnh bày vấn đề này.Kết quả là người ta đă không cho phép ông đi. BXP đă yêu cầu có lư do cụ thể để có thể trả lời phía Pháp biết v́ sao BXP lại từ chối không sang Pháp. Người đại diện chính quyền khuyên BXP nên trả lời rằng "Đang bị cúm" nên không đi được.Tôi nhớ măi tiếng cười chua chát và câu nhận định của nhạc sĩ Văn Cao khi nhạc sĩ hay chuyện và dường như muốn an ủi BXP : " Bệnh cúm của ông đó là bệnh cúm của thời đại , ông ạ ."
Xem một số tranh của các danh họa mà ta thấy thấp thoáng ảnh hưởng và sự gặp gỡ trong phong cách của BXP (những bức này t́nh cờ gặp trên mạng và tôi sẽ c̣n bổ xung thêm vài tác giả khác nữa mà BXP yêu thích hoặc thoáng chút ảnh hưởng )
George Rouault
Họa sĩ Pháp,trường phái Fauvist/Expressionist , 1871-1958
Albert Marquet
Họa sĩ Pháp,trường phái Fauvist , 1875-1947
Fernand Léger
Họa sĩ Pháp,trường phái Cubist ,1881-1955
GERARD hỏi : Xin anh cho biet nhung y nghi cua BXP ve Quan doi vien chinh My va Chinh phu cua ho vào nhung thap nien 1970?
Thời đó ,(thập niên 60 - 70) Hầu như với suy nghĩ của toàn bộ dân chúng tại Miền Bắc th́ đây là sự tiếp tục cuộc chiến giành độc lập và thống nhất cho Việt Nam sau khi Việt Minh thành lập nước Việt Nam độc lập sau Thế chiến thứ hai và kiên tŕ đấu tranh và đă giành được thắng lợi trước người Pháp . Tiếp theo đó,là h́nh ảnh quân đội viễn chinh Mỹ , ngày ấy ,tất cả đều cho rằng đó là sự thay thế chế độ thuộc địa Pháp. Do đó ,quyết tâm đánh Mỹ của mọi người dân Bắc Việt Nam là tất yếu và dễ hiểu,nó mang tính dân tộc rất cao: Niềm tin giành độc lập và thống nhất của đất nước đă trở thành yếu tố quyết định dành thắng lợi chứ không phải là nhờ vào hệ tư tưởng hay ưu thế quân sự . Tâm lư dân chúng , từ thời đó và kể cả bây giờ ,nói chung không quan trọng lắm về hệ tư tưởng này khác ,thế nhưng người ngoại bang nếu tính chuyện quàng lên cổ họ ách đô hộ ,cai trị ,th́ lành làm gáo ,vỡ làm môi ,c̣n cái quần xà lỏn,họ cũng quyết tâm đánh đuổi.Tôi cứ nghĩ họ giống như một cái gia đ́nh, căi mắng nhau ,đấm thụi nhau thường xuyên, thế nhưng hễ xuất hiện người khách lạ, vô phúc cho anh chàng này nếu có lời nói hay cử chỉ mang tính xúc phạm một thành viên của họ,ngay lập tức,họ ngừng việc căi mắng nhau, đấm thụi nhau và họ sẽ đoàn kết lại , ḥ nhau đánh đuổi người khách lạ.
BXP là người VN do đó suy nghĩ của ông ở vào thời kỳ đó cũng giống như suy nghĩ của đại đa số người Việt khác ,nghĩa là ông đă không chấp nhận sự có mặt của quân đội viễn chinh Mỹ tại miền Nam Việt Nam.
GERARD hỏi :Xin anh cho biet nhung y nghi cua BXP ve chinh phu Vietnam cong hoa và nguoi dan nam Vietnam trong luc mien bac chuan bi giai phong vào nhung thap nien 1960/ 1970?
Thực tế BXP là người ngây thơ về chính trị,ông không quan tâm tới chính trị bởi bản chất của chính trị là dối gạt ,sớm nắng,chiều mưa,nay thế này mai thế khác,nó trái ngược với tinh thần của người nghệ sĩ.Mặt khác, ta cũng không cần thiết và cũng không thể đ̣i hỏi BXP điều mà ở ông không có.Như đă nói, BXP không ưa thích chính trị, nên trong tác phẩm của ông người ta đă không t́m thấy bức tranh nào mang tính chính trị hay phục vụ đường lối của chính trị.Những bức tranh Phố cổ liêu xiêu và cả những bức Chèo , các nhân vật trong đó được ông vẽ khái quát nên thường không có mắt mũi ,mồm ,cũng đă bị coi là cô hồn, buồn,yếm thế thiếu cái nhiệt huyết cách mạng của chủ nghĩa hiện thực xă hội chủ nghĩa được Đảng khuyến khích. người ta cho rằng chúng đă không hoà nhập được vào nhịp điệu chung của giới mỹ thuật chính thống. Ngày nay, một số nhà phân tích đă cho rằng thời đó BXP không làm chính trị (trong tác phẩm) lại có nghĩa là làm chính trị thực sự bởi nó mang tính ly khai, ly thân ǵ đó.Thế mới thấy, nếu là người nghệ sĩ có danh tiếng, th́ ở chiều hướng nào cũng có vấn đề và cũng không tránh được nắng.
Câu hỏi của bạn khiến tôi phải t́m cách nào đó để bạn hiểu đúng về một BXP ,rằng ông không có một hệ tư tưởng nào khác ngoài t́nh yêu mê cuồng hội họa. Nguyện vọng của BXP chỉ giản đơn là được sống trong ḥa b́nh và có điều kiện để sáng tác nghệ thuật.
Bạn hỏi và muốn biết suy nghĩ của BXP :"...và nguoi dan nam Vietnam trong luc mien bac chuan bi giai phong " Tôi có thể nói bạn biết một thông tin là, chút nữa th́ số phận của BXP cũng đă là một người dân trong số đó rồi. Chuyện là vào năm 1954, họa sĩ Tạ Tỵ đă gặp BXP để vận động và rủ ông vào Nam. Ông đă dao động và suy nghĩ rất nhiều ,sau cùng ông đă chọn ở lại với Hà Nội và chấp nhận chờ đợi những h́nh phạt chờ đợi ông ở đó, ( năm 1952 ,ông đă rời bỏ khu Khán Chiến để vào Thành.) Trước khi chia tay với người bạn đồng nghiệp Tạ Tỵ, BXP nói : " Moi đă chạy một lần rồi, bây giờ vào Nam chắc ǵ lại không chạy lần nữa ,mà nếu lại chạy nữa th́ biết chạy đi đâu ? " Sau này, khi phải sống trong cảnh nghèo khổ kéo dài, đă có lúc ông tỏ ra tiếc nuối ...
Bộ ba Xe Pháo Mă : Nguyễn Tuân,Bùi Xuân Phái,Văn Cao,những người làm nên Phố thứ 37 - Phố Phái
Ư kiến của Thanh B́nh: Em thích nghe những câu chuyện kể về BXP, hay những kỷ niệm mà anh đă có với ông hơn là những vấn đề chuyên môn về nghề nghiệp. Mặt khác ,anh đâu cần giật cái ghế của mấy nhà phê b́nh mỹ thuật ?
Em bao giờ cũng có lư. Cái lư của em tôi hiểu :chính là những chuyện tưởng như rất vặt trong một ngày thường,những thói quen, sở thích ,những sự kiện ,những phản ứng trước thời cuộc , niềm vui hay nỗi sầu...tất cả những điều ấy mới là những chất liệu cấu thành nhân cách của người mà ḿnh muốn dựng lên bức chân dung sao cho rơ nét ,chứ đâu phải như cách của mấy nhà phê b́nh mỹ thuật -nghe rổn rảng những định nghĩa lớn lao mà thực ra ai cũng đă biết rồi .Điểm lại những bài đă post, đâu có thấy những điều ǵ to tát quá mà đă làm "đau đầu" em? B́nh thường thôi thậm chí vụng về, v́ chỉ muốn giữ được giọng nói của chính ḿnh ,cách nói của ḿnh nó như thế...Ok em, lần tới sẽ thành khẩn khai báo em nghe về những kỷ niệm và những câu chuyện mà tôi biết xung quanh cuộc đời BXP.
BXP đă có lần làm tôi bị mất tích
Năm tôi lên 4 (1960) một tối ông dẫn tôi đi chơi,sang nhà người bạn của ông là họa sĩ Nguyễn Trọng Niết ở phố Hàng Bồ. Ông mải mê trao đổi chuyện nghệ thuật với bạn,tôi thấy chán v́ không có ǵ hấp dẫn đối với một nhóc 4 tuổi và tôi đă kéo tay ông đ̣i về. Nhưng bỏ dở cuộc tranh luận không đành nên ông bảo tôi về trước. Phố Hàng Bồ và phố Thuốc Bắc (nhà tôi) ở gần kề nhau bằng một ngă rẽ nhưng khi lững chững đi về nhà ,tôi đă không chịu rẽ mà cứ đi thẳng măi...
Tôi vẫn chưa có dịp nào hỏi BXP về cái đêm hôm ấy ông có ngủ được không và giữa ông và mẹ tôi đă xẩy ra cuộc căi cọ với cường độ như thế nào. Nhưng tôi đă được nghe kể lại là khi BXP về nhà không thấy con đâu , ông đă hốt hoảng chạy dọc dẫy phố này,chạy ngang dăy phố kia để mong t́m thấy đứa con lên 4 tuổi.
Và tôi đă phiêu du tới tận ngơ Phất Lộc, một khu nhà cổ rất thân thuộc với BXP , cũng là t́nh cờ, góc phố này đă giúp ông để lại dấu ấn của ḿnh sâu đậm và ấn tượng nhất trong những bức tranh vẽ về Phố Cổ Hà Nội.Nếu liệt kê những bức vẽ của ông về chủ đề phố có lẽ đây là góc được ông vẽ nhiều nhất. Và đây cũng là góc phố mà chút nữa tôi đă sống ở đó ,khi mà ở nơi này có một cặp vợ chồng hiếm muộn con,người vợ khi thấy có đứa trẻ đứng khóc bên đường đă đến bên nó ,dỗ dành,hỏi han và bế đưa nó về ngôi nhà của họ.
Phải sang đến ngày thứ 3 ,sau cuộc điều tra tích cực của công an, bố mẹ tôi mới t́m thấy thằng nhóc là tôi ,đang sống trong ngôi nhà ấy.
Chuyện đă qua gần nửa thế kỷ, vậy mà mẹ tôi vẫn thỉnh thoảng lôi ra kể lại và bà thường than thở : " Lúc đó t́m được con,mừng quá vội bế về luôn. Ân hận là đă quên mất không hỏi rơ quí danh của ân nhân ,một thời gian sau đó muốn t́m gặp họ để tạ ơn mà không sao t́m được nữa"
Phố Phất Lộc,một trong những góc phố cổ của Hà Nội được BXP yêu thích.ông đă có nhiều bức tranh vẽ góc này qua các giai đoạn. Người ta thấy nó xuất hiện trong tranh ông từ năm 1960 đến cả năm 1988
GERARD hỏi :Xin anh cho biêt tŕnh dô Pháp van cua BXP sau khi qua Truong My Thuât Dông Duong;tính cách co "thân Pháp" sau chiên tranh không?
Thế hệ các ông ,khi các học viên vào nhập học các trường do người Pháp thành lập, chắc hẳn bắt buộc phải biết Pháp ngữ từ trước đó ,nếu không làm sao nghe và hiểu được người giảng viên nói ǵ . Tôi thường thấy BXP đọc sách bằng nguyên bản tiếng Pháp. Trong sổ tay ,ông thường ghi lại những câu nói hay của các nghệ sĩ trên thế giới bằng Pháp ngữ.Thời bao cấp những năm từ (60 đến 80 ) có ai biết thành thạo ngoại ngữ nào đó ,đặc biệt nếu là ngôn ngữ của các nước tư bản cũng sẽ là một vấn đề mà người ta quan ngại .Thời ấy, không hiểu sao người ta lại hạn chế và không khuyến khích người dân học ngoại ngữ. Năm 1980, tôi xin vào học tiếng Pháp tại một trường do nhà nước tổ chức (học thêm ngoài giờ đi làm) Rất khó khăn mới xin được vào nhập học, người ta yêu cầu phải có hàng loạt các loại giấy tờ giới thiệu,đặc biệt học viên bắt buộc phải là người thuộc biên chế Nhà nước.Nghĩ lại thấy buồn cười, nước ḿnh vốn là nước chậm tiến vậy mà ngày ấy ,người ta cũng chẳng muốn tiến. Thời bây giờ, giỏi ngoại ngữ là chuyện vặt và nó chỉ là phương tiện để xin việc làm.Rất nhiều người thạo một lúc cả Anh lẫn Pháp. Cả hai cô con gái tôi đều rất khá tiếng Anh, cô con gái đầu bây giờ đang là sinh viên trường ngoại ngữ tiếng Nhật.
Thời BXP, cũng chỉ v́ ngoại ngữ mà đă có lần ông đă bị người hàng xóm cùng nhà phản ánh ,thắc mắc với chính quyền :"Tôi không thấy ông ta hàng ngày phải đi làm như mọi người,suốt ngày chỉ ở nhà,đổ mầu ra,rồi bôi bôi ,xóa xóa. Thế rồi thường xuyên tôi nghe thấy trong những lần ông ấy tranh căi với khách ,không hiểu có vấn đề ǵ mà các ông này lại x́ xà x́ xồ tiếng Tây ?"
Bạn hỏi BXP có phải là người "thân Pháp" , ở đây ta nên hiểu ông thân Pháp ở chiều hướng nào ? Nói chung , tôi nghĩ ,hầu như các họa sĩ VN (nếu muốn hay )đều "thân Pháp" .Nghĩa là họ coi hội họa Pháp làm chuẩn . Điểm mặt các họa sĩ thành danh và có những thành tựu đáng trân trọng ,tôi nhận thấy, những người đó đều phải đi qua lối cổng : Ecole de Paris.
Đặng Việt Bảo hỏi : Phương có thể bật mí một chút ,Theo Phương , BXP đă quan niệm về sex trong đời sống và trong nghệ thuật như thế nào ?
BXP thuộc lớp người cổ của Hà Nội,nên tác phong và tính cách của ông được tiếng là một người nho nhă và chừng mực. BXP không giống lớp người thuộc thế hệ chúng ta-hầu như không ít th́ nhiều "nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa " Trong suốt cuộc đời, ông là người chồng lí tưởng tuyệt vời,riêng tôi và những ai quen biết BXP đều chưa một lần nghe thấy nói ông có cuộc t́nh nào ngoài hôn nhân,cho dù ông là một người đàn ông đẹp và đầy sức quyến rũ phụ nữ. Ông đă quá "liêm khiết" trong cách tự ứng xử với ḿnh.Và ông đă hoàn thành được điều mà ông đă ghi đậm nét trong Nhật Kư Nghệ Thuật của ḿnh :"Giữ cho tâm hồn trong trẻo là cách gần nhất để đến với nghệ thuật". Nhưng với người khác ,ông lại tỏ ra có quan điểm thông thoáng và hiện đại hơn. Tôi nhớ hồi ḿnh c̣n thanh niên,gặp gỡ bạn gái , một lần tôi đưa bồ của ḿnh trèo lên một căn gác nhỏ ,theo cách của du kích. Không may lần đó bị một bà hàng xóm trông thấy,bà này vội vàng vào nhà t́m BXP và báo ngay sự việc đó.BXP khi hiểu ra vấn đề ,ông cười và bảo với bà hàng xóm :" Đó là chuyện riêng của chúng nó, bà và cả tôi nữa không có quyền ǵ mà can thiệp vào."
BXP là người có duyên nói chuyện,khi câu chuyện chạm phải vấn đề liên quan tới sex, ông thường dùng cách nói hóm hỉnh và luôn tạo ra không khí vui vẻ và tiếng cười thoải mái , nhờ thế ,sex đă không c̣n là điều ǵ nghiêm trọng quá để mà những người đối thoại với ông phải giả bộ e dè. Một lần, có một anh bạn trẻ đến nhà chơi,anh ta thập tḥ trong tay một cuốn tạp chí. BXP hỏi "Cậu đang nghiên cứu về vấn đề ǵ đấy?" Anh bạn trẻ áp úng :
- Dạ, đây là tạp chí Playboy,toàn là những bức ảnh hư hỏng mà bác .
BXP bảo :
-Thế hả, đưa tớ xem nó hư hỏng đến mức độ nào ?
Xem xong ông cười ,hỏi :
- Cậu c̣n quyển nào "hư hỏng" hơn thế này không ? Không hiểu người ta sẽ phải chụp ở như thế nào mới được xem là cùng cực của hư hỏng nhỉ ?
BXP cũng cho rằng, không có tranh xấu, chỉ có tranh chưa hay.Ông bảo: "Ḿnh muốn thấy một bức tranh thật xấu,xấu kinh người,nhưng chưa gặp thấy." Có lẽ cũng như vậy, những bức ảnh chụp khỏa thân cho dù cố gắng khiêu dâm như thế nào th́ với người họa sĩ cũng vậy thôi,nghĩa là sẽ chẳng gây được hiệu ứng phụ nào khác ngoài việc người họa sĩ xem nó như tư liệu trợ giúp cho h́nh họa.
Trong nghệ thuật,BXP rất mê thích giai đoạn cuối của Picaso, khi ông này vẽ hàng loạt serie về chủ đề exrotic. Trong các sáng tác của BXP về chủ đề này ,người ta thấy bộ tranh vẽ theo ư thơ của Hồ Xuân Hương (từ năm 82 đến 86) đă bộc lộ được trạng thái tinh thần của BXP một cách rơ nét nhất. Thế mới thấy, cả ở những năm cuối đời,khát vọng và đam mê với cuộc sống vẫn c̣n đầy ắp trong tâm hồn người nghệ sĩ.
GERARD hỏi : 1-BXP DA DÙNG NHUNG PHUONG TIÊN TRUYÊN THÔNG NÀO DÊ NÂNG CAO NGHÊ NGHIÊP CUA ÔNG VÀO CUÔI THÊ KY 20, TRONG MÔT VIÊTNAM THIÊU THÔN?
2-XIN CHO BIÊT NHUNG CÁCH TRAO DÔI "THÔNG TIN MY THUÂT" GIUA MIÊN NAM VA MIÊN BAC VÀO NHUNG THÂP NIÊN 60/70?
Thời của BXP , cụm từ "Phương tiện truyền thông" nghe thật xa xỉ , thời đó,người ta sống mà không đài đóm, không vô tuyến,không điện thoại. Báo chí cũng rất ít ,chỉ có vài tờ ,chủ chương chính của đài ,báo khi đó là tuyên truyền cho đường lối của Nhà nước.Các họa sĩ ngày ấy ,muốn nâng cao kiến thức cho nghề nghiệp của ḿnh chủ yếu là đọc sách báo mỹ thuật in bằng tiếng Pháp.Sách in ở nước ngoài , do những người đi nước ngoài mang về và các họa sĩ phải đi mượn hoặc truyền tay nhau xem.BXP có một cái thú sưu tầm sách hội họa,thường ông trao đổi tranh của ḿnh lấy sách họa, hoặc cũng có nhiều người mến tài ông mà đem đến tặng.Mặt khác, BXP đă có một môi trường quan hệ với bạn bè đồng nghiệp , tập hợp được nhiều maitre và những người thưởng thức tác phẩm thời đó ,rất có gout .Căn nhà của ông , có nhiều khách thuộc các lănh vựng nghệ thuật thăm viếng hàng ngày ,đó cũng là cách hữu hiệu để ông cập nhận được tin tức nghệ thuật trên thế giới.
-Ở câu hỏi 2 của bạn th́ quả thật ,theo như ngôn ngữ thời @ là : bó tay. Không thể biết được trong ngôi nhà đó có những ǵ khi mà cánh cửa ngôi nhà đó bị đóng chặt ,không những thế,người ta lại phải đứng từ xa.
Phố cắt giấy,một trong những thể nghiệm hiếm hoi của BXP về thể loại cắt giấy để thể hiện Phố Cổ.Một vài đề tài khác mà ông đă sử dụng thể loại cắt giấy như Tết Trung Thu,Thiệp Chúc Mừng Năm Mới ,Thiếu nữ áo dài bên hồ Gươm.
Chuyện vui :BXP và Sơn
Đây là bức tranh mà một lần ra thăm Hà Nội ,Trịnh Công Sơn có nhờ họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ cho ḿnh , Trịnh Công Sơn có hứa với họa sĩ là khi trở về Sài G̣n sẽ gửi ra tặng họa sĩ một hộp sơn. BXP vui vẻ lôi đồ nghề ra,vẽ tặng ngay cho nhạc sĩ họ Trịnh một bức chân dung bằng chất liệu sơn dầu (1). Sau đó, một thời gian khá lâu, họa sĩ chờ đợi măi vẫn chưa nhận được hộp sơn mà nhạc sĩ đă hứa mà ông chỉ nhận được một bức thư của Trịnh Công Sơn, trong bức thứ có đoạn viết: "Ngày nào tôi cũng nhớ đến anh". Họa sĩ Bùi Xuân Phái vốn có tiếng là một người hóm hỉnh trong bức thư phúc đáp ông cũng nhắc khéo: "Ngày nào tôi cũng nhớ đến Sơn (oil)".
--------------------
(1) Ngày nay,theo đánh giá của giới chuyên môn,Những bức chân dung vẽ Trịnh Công Sơn ,vẫn chưa có họa sĩ nào vượt qua được bức này ở 2 điểm : đẹp và giống.
Hồng Gấm hỏi : Trong âm nhạc, em yêu thích nhạc Trịnh Công Sơn. Trong hội họa em yêu thích tranh của Bùi Xuân Phái. Em nhận thấy ở hai danh nhân đất Việt này có một điểm chung là có nhiều sáng tác về phố,có một điểm gặp gỡ nào đó mà em chưa diễn giải được,chỉ cảm nhận thấy ...Anh có thể giúp em lư giải một phần nào chăng ?
Từ Phố Phái đến Phố Trịnh Với nhạc Trịnh, ta chỉ cần nghe điệu nhạc dạo đầu, bắt ngay được cái hồn tính của điệu nhạc ấy và biết ngay là của Trịnh Công Sơn . Nó có một cái duy nhất, cái riêng một ḿnh nó, đó là cái đă làm nên thế giới nhạc Trịnh. Cũng vậy, xem tranh phố cổ của Bùi xuân Phái ,người mộ điệu nhận ra ngay của "Vua Phố Cổ" đặc thù trong tranh Phố Phái cũng nhờ ở chỗ có cái đồng nhất thể, phong cách của tranh vẽ phố cổ của ông. Ở đây ta thấy có sự gặp gỡ, tương đồng giữa BXP và TCS: cả hai đều bị ám ảnh phố và yêu cái thành phố mà họ đă sống đến mê man,vẽ và hát về nó cho đến khi tắt thở.(TCS có rất nhiều bài hát nổi tiếng mang chủ đề phố ,có thể nói : Có một Phố Trịnh trong âm nhạc) Cả hai đều có cái ngây thơ can đảm trước thời cuộc.Và cả hai đều sống tử tế, chân thành như ...con nít.
Sinh thời, mỗi khi có dịp ra chơi Hà Nội,bao giờ TCS cũng đến thăm BXP và nhạc sĩ họ Trịnh đă trân trọng tài năng của BXP như người đàn anh của ḿnh. Nhiều lần,tôi đă được ở giữa hai người tài danh này : xem BXP vẽ TCS và chứng kiến TCS ôm đàn , hát cho BXP nghe.
Đặng Việt Bảo : Có một nhà danh họa mê đắm phố đến nỗi đă dành cả cuộc đời sáng tạo của
ḿnh để vẽ phố. Về sau,những người yêu hội họa đă dùng tên ông ghép
chung với những bức tranh vẽ phố của ông - họa sĩ Bùi Xuân Phái-như một
danh từ riêng : PHỐ PHÁI. Một người khác cũng tài hoa không kém,một
lăng- tử-phố đích thực: Trịnh Công Sơn.
Phải là một người mê phố,yêu phố hết ḷng mới biết lắng nghe và cảm
được phố đến như thế. Một đêm nào chia tay người t́nh,bước lang thang
trong thành phố mắt đêm đèn vàng ở phố biển. Một lần nào sau
nhiều năm phiêu bạt trở về phố cao nguyên,chợt hụt hẫng bàn chân qua phố xa lạ nhiều .
Có hôm chợt thấy em đi về bên kia phố để bàn chân qua phố
thấy người,sóng lao xao bờ tôi. Đôi khi buông một câu hỏi,một câu hỏi
dường như thầm gửi cho thinh không: có đường phố nào vui-cho ta qua một
ngày để rồi tự trả lời thành phố vẫn nắng vàng,vẫn mưa và góc phố nào cũng
thấy quê nhà...
Đôi khi bước qua phố xưa ḷng tôi nhớ. Nhớ ǵ ? Nhớ những dịu dàng,mật
ngọt của đường phố em về tóc cùng hoa quyến luyến,nhớ phố xưa quen biết
tên bàn chân,nhớ một thoáng hương bay bên trời phố Hạ. Nhớ đêm nào co
ro trong ḷng phố mưa đêm trói chân để được nh́n phố lạ lẫm bất ngờ : phố
bỗng là ḍng sông uốn quanh.
Đời cũng nhiều khi làm ông chán chường,mệt mỏi.Và trong tâm trạng u
uất,ông đă thấy phố đổi khác. Không t́m thấy đâu h́nh ảnh én nô đùa giữa
phố nhà,lá trời c̣n xanh,phố c̣n người đông,đôi môi em là đốm lửa hồng
cho em về giữa phố thênh thang. Chỉ c̣n đường phố nào mệt nhoài ngày
tháng gian nan khi một hôm bước chân về phố lạ,thành phố đă đi ngủ trưa.
Phố không c̣n Em nên bỗng thấy thành phố hoang vu như một lần qua cuộc
t́nh khi Em ra đi để lại đây thành phố không hồn...
Ecole Superieure des Beaux-Arts de L'Indochine (Indocina Fine Arts College), 1929-Ảnh tư liệu của gia đ́nh họa sĩ Bùi Xuân Phái
GERARD hỏi : Anh Phuong men,
Khi chúng ta dê y dên cuôc ḍi thụng dân cua BXP, chúng ta thây Ông da trai
qua nhung thang tràm rât quan trong cua Lich SuViêtnam:
*1920:Sinh ra duói Trîèu dai nhà NGUYÊN thú 12(Vua KHAI DINH) và sông duói Trîèu
dai nhà NGUYÊN thú 13(Vua BAO DAI) và là Trîèu dai cûói cùng nhà NGUYÊN; dó là
hai chê dô phong kiên duói su dô hô cua PHÁP QÛÓC.(1) và (2)
*1945:Dao chính cua NHÂT và thành lâp Nuóc VNDCCH.
*1954:Diên Biên Phu; Nuóc VIETNAM chia dôi;
*1975:Nuóc VIETNAM thông nhât.
Mát cua BXP da thây màu cua BA QÛÓC KY và tai cua BXP da nghe ích nhât BÔN QÛÓC CA.Tât ca da xây ra tai Hà Nôi và BXP là ngụi Hà Nôi.
Chúng em tuong se gap nhung tranh nhu cua VICTOR TARDIEU "Ông Quan Annam",
hay tâm tranh duy nhât c̣n lai cua Lé Van Mién vê môt buoi thi hôi tḥi phong
kiên, hay nhu tranh cua Cao Thuong có phât pho màu cua "XA HÔI CHU NGHIA ANH EM"
Khi kiêm diêm lai tác phâm cua BXP, chúng ta không thây nhiêù(ngoai truù vài
tranh nhu:"Hà Nôi Kháng chiên"/"Cô dân quân truóc biên") nhung anh huong cua
lich su trên tác phâm y nhu ràng BXP di duói mua mà mua uóc áo ngụi mà không
uóc áo cua ḿnh(Ta thây h́nh nhu BXP không y thúc ràng "Ông là chúng nhân cua
nhung "dâu hoac" rât lon cua Dât VIÊT").
Câu hoi cua em:
Sau sự kiện "Nhân Văn Giai Phẩm" và đă phải hứng chịu những hệ lụy,từ đấy ,có thể BXP trở nên thận trọng để tránh "Faute" lần nữa,và liệu sự thận trọng này có giết chết sự hồn nhiên trong lựa chọn chủ đề ? Nhưng ,ngày nay xem những tác phẩm của ông trong giai đoạn ấy,ta nhận thấy ,cho dù đă phải "biết sợ" nhưng BXP vẫn giữ nguyên được bút pháp và quan niệm nghệ thuật của ông ?
Câu hỏi trên của Rerard là một mệnh đề hay và có tính khái quát về những vấn đề lớn. Phương sẽ trả lời vào lần tới. Bây giờ ,ở mục này nên là nơi để cùng nhau trao đổi, thảo luận, nhằm t́m kiếm ,phát hiện ra những vấn đề về hội họa BXP và những ảnh hưởng xung quanh,chứ không nên chỉ để một ḿnh Phương độc diễn.
Đă đến lượt Phương hỏi lại Rerard :
Có một trí thức sống ở Paris viết thư về cho bạn ở VN :"...Tôi có đến nhà mấy vị có máu mặt (tức có tiền),họ treo tranh xấu dễ sợ.càng thấy nhớ Bùi Xuân Phái. Và nhớ câu (không biết của ai ):" Quand on voit la tête des gens auxquels Dieur accorde la fortune,on comprend son mépris des richesses ( Khi ta thấy mặt mũi những kẻ được Thượng Đế ban cho tài sản chợt hiểu Người khinh rẻ của cải nhường nào)" Mới biết giáo dục thẩm mỹ ở đây (tức là ở Pháp)cũng khó...không phải ở gần Picasso(về địa lư) th́ đương nhiên là rạng đâu.Ngồi coi lại mấy tấm ảnh mầu chụp tranh Phái,bỗng thấy thèm nó trên tường như tâm hồn thèm cửa sổ..."
Rerard nghĩ sao về ư kiến của một người đang sống cùng địa lư với ḿnh đó ? Và có thể nói qua về tŕnh độ cảm thụ hội họa của bà con người Việt ḿnh ở bên Pháp,nói chung như thế nào ?
GERARD tra ḷi:
Tŕnh độ hội họa ngườii Viêt định cư ở Nước ngoài?
Khi Quân dôi viên chinh Pháp qua Viêtnam dê dô hô, trên tàu có Tuóng và Tá(tù các Bác sy bênh Nhiêt dói, ky su câu dụng, nhung nhà bac hoc và nhung nhà khám phá, vân vân và vân vân ).Khi su kiên1975 xay dén, rât nhiêù thûyèn nhân(BOAT PEOPLE) ra di: y nghi cua su ra di nây khác han vói muc dích cua Quân dôi viên chinh Pháp kia ngày truóc, thành ra trên tàu có du các thành phân ngụi Viêt;rât nhièu ngụi da bo thân ngoài biên ca hoac da bi xu tê trên thûyèn ; sô c̣n lai troi vac dên DAO cua xu ngụi, cḥ nam ba nam truóc khi duoc qûyèn di dinh cu o nuóc khác;bao nhiêu tḥi gian da mât, bao nhiêu co hôi trôi di; dông tîèn tro thành chu luc và van hóa chi là bánh xe secours, phu thuôc trong cuôc ḍi luu vong cua ho;
Em da tùng chúng kiên nhung ngụi o dao pulau bidong, bây gị thành công trong lanh vuc kinh doanh nhà hàng, nhung bác sy VN thi di thi lai nhîèu lân mói duoc toai nguyên, nhung nghê sy múa phai làm trái nghê;
PHONG GIAO TUC NGU CÓ CÂU:"Gân muc th́ den, gân dèn th́ sáng" nhung PGTN quên nói ràng dèn dó phai có tù sú so góc cua ḿnh v́ dân tôc dón nhân chi giúp duoc khi ban nang góc da rât trù phú!
Em rât dông y vói ban tha huong cua em bên Pháp, môt ngụi dang sông cùng dia ly; vê tŕnh dô thâp kém cua dông huong cua ḿnh vê hôi hoa nhung làm sao hon khi nhung dông huong dó chi biêt chiên dâu tích cu cho su sông c̣n cua ho,v́ dông tîèn và thê hê sau có nghia là con cái chi biêt "gân dèn" cua nhung tu diêm an choi.
Nhung, trong nhung hoàn canh bi dat mà em vuà kê, lai có nhung nghê sy múa cua Hà Nôi bây gị phai làm trái nghê , hoc chính quy cua "xa hôi chu nghia", làm viêc vât va, kinh tê không dôi dào, nhung vân giu duoc tinh thân ham mê nghê thuât(BXP nói riêng); em mûón nói ràng "ban lanh góc" da có, da duoc vung quén tù hôi dâu, dù ràng dó là nhung van hóa hâp thu duói ánh dèn vàng le loái duói hâm trong chiên tranh khóc liêt, th́ dó là dîèu thât là dáng nê!!!
---------
Lorsque le Corps Expéditionnaire Français arrive au Vietnam pour la colonisation, sur leur bateau de guerre se trouvent des personnages influents tels que des médecins des maladies tropicales, des ingénieurs des ponts et chaussées, des savants et des explorateurs etc.Lorsque l'événement de 1975 arrive, beaucoup de boat peoples prennent la mer:ce départ est différent de l'objectif du Corps Expéditionnaire Français d'antan, c'est pour cela que, sur le bateau, il y a toute sorte de vietnamiens; beaucoup sont morts en mer ou ont été maltraités sur le bateau; le reste échoue sur les iles des pays étrangers, obligeant d'attendre quelques années avant de pouvoir partir pour un pays tiers; que de temps perdu, que d'occasions manquées;l'argent devient force maitresse, la culture n'est que roue de secours dans leur vie de déracinés.
J'ai bien été témoin de personnes des iles de Pulau Bidong ayant bien réussi maintenant dans leur restaurant, des médecins vietnamiens ratant plusieurs fois leur diplome avant d'atteindre l'objectif, des artistes de la danse obligés de changer de métier;
Un proverbe dit:"En restant auprès de l'encre, tu te noircis, en te mettant près de la lumière, tu t'irradies de splendeur" mais le proverbe oublie de dire que cette lumière s'acquiert dans le pays d'origine car le pays d'accueil ne peut t'aider dans la mesure où ta personnalité d'origine est déjà riche.
Je suis tout à fait d'accord avec mon compatriote expatrié de France, celui qui est dans la méme situation géographique que moi, concernant le faible niveau culturel artistique de mes compatriotes mais comment faire lorsque ces dits compatriotes ne savent que se battre vaillamment pour leur survie,pour l'argent et la génération future c.à.d leurs enfants ne sait étre près de la "lumière", cette lumière des endroits de jouissance publique ou des stades de Football.
Mais dans ces cas désespérés, il existe des artistes de la danse de Hà Nôi obligés de changer de métier, formés officiellement par les communistes, travaillant à lever l'âme;, à l'économie très très juste, mais restant capables d'apprécier l'Art(de BXP en particulier), je veux dire par là, que leur personnalité d'origine existe, bien imbibée de la culture méme si cette culture est celle des abris souterrains, acquise à la lueur de la lampe de pétrole lors de la guerre inhumaine, chapeau!!!
Trước ngày BXP giă từ thế nhân (24/6/1988),ông vẽ vào cuốn sổ tay bức h́nh tự họa này,bên cạnh ông ghi ḍng chữ : Nguy Đến Nơi
Hai lần,tôi ôm người thân trong ṿng tay trước lúc họ từ giă cuộc đời,và tôi đă cảm nhận được ở họ đang mất dần đi sự ấm nóng thân thể.Lần thứ nhất là anh trai tôi,Bùi kỳ Anh (1954-1978)và lần cuối cùng là Bùi Xuân Phái (tôi gọi là lần cuối cùng v́ tôi từ chối và không muốn ôm người thân của ḿnh như thế thêm một lần nào nữa) Và đă cả hai lần tôi đi mua vải liệm cho họ. Với BXP, tôi đă mua loại vải bạt trắng để liệm cho ông ,đó là loại vải bạt trắng mà BXP và tôi rất thân thuộc,tôi vẫn thường mua chất vải này đem về để căng lên làm toile vẽ cho ông.Hôm chôn cất BXP, tôi cũng đă đặt vào cho ông cả một bộ bút vẽ cùng với 2 tập thơ : "Lá" của Văn Cao và "Ngựa Biển" của Hoàng Hưng,cả hai tập thơ này t́nh cờ người ta đă gửi đến tặng BXP vào đúng ngày ông mất.
Maria :Hello, my name is Maria and I'm an art student at a high school and for my summer assignment our teacher told us to pick a painting and write about the artist of that piece of artwork that we've choosen. While i was searching online for a painting i came upon your website that have the artist Bui Thanh Phuong artworks and I was wondering would you be so kind to give me some information regarding to one of his artwork called " Dam Cuoi O Son Tay" such as what media was used and when was it made. In additional, can you give me some information regarding to the artist such as when he was born and some of his background information because the information regarding to the artist Bui Thanh Phuong is very limited when I search it online. I was wondering can you please help me and if you know any websites that would contain these information can you be so kind and tells me those websites. Thank You for your time and your help.
Bó tay luôn,Maria, chúng ta bị cách biệt cả về địa lư và ngôn ngữ rồi.
Giá trị của các phố cổ là giá trị của thời gian lắng đọng ở những mái ngói, những bức tường rêu phong của chúng. Họa sĩ nổi tiếng của các phố cổ Hà Nội, Bùi Xuân Phái đă từng nhận xét là trong sự rêu phong cổ kính có "màu thời gian". Thời gian cũng đă làm cho các bức tranh của ông càng ngày càng có giá trị ,từ chỗ mỗi bức chỉ đổi được vài lạng cà phê, dăm bao thuốc lá dưới thời bao cấp, đến chỗ mỗi bức là cả một gia tài theo qui luật "giá trị thặng dư của thời gian". Tuy nhiên, thời gian đă làm điều này quá chậm đối với cá nhân BXP hay nói rơ hơn là ông đă không ở lại trần thế để thụ hưởng thành quả nghệ thuật của ḿnh.
Anh Đào hỏi : Người ta thường nói,những tuyệt tác phẩm của các nhà văn,nhà thơ,họa sĩ thường được ra đời vào thời kỳ khó khăn trong cuộc sống hoặc thất vọng trong tâm hồn,t́nh cảm.Theo cách nh́n chung, BXP cũng không phải trường hợp ngoại lệ v́ những bức tranh đẹp và tiêu biểu nhất của ông đều vào những năm 1975-1988, những năm mà Việtnam nói chung hay Hà Nội nói riêng là thời kỳ khó khăn nhất.
C̣n hiện tại,Dào muốn hỏi anh Phương : đất nước hiện nay,cách nh́n cởi mở hơn,kinh tế tạm ổn định,chiến tranh đă lùi xa. Vậy các văn nghệ sĩ dùng những cảm xúc nào để làm chất men xúc tác ? Em muốn đặt câu hỏi này v́ Bùi Thanh Phương cũng là một họa sĩ .
Nhớ khi xưa ,thời các cụ, họa sĩ Dương Bích Liên thường hay đến chơi nhà BXP. Tôi thường được nghe các ông bàn luận các vấn đề của nghệ thuật. Một lần DBL nói một câu nguyên tác bằng tiếng Pháp của ai đó th́ tôi không biết,sau đó DBL dịch ra tiếng Việt : " Cuộc sống càng ghê tởm th́ nghệ thuật càng trở nên trừu tượng. " Cách nói chuyện của Dương Bích Liên rất có ấn tượng,nó làm người ta nhớ măi, một phần v́ ông nói lắp, mà cũng có thể ông có cái tật là nếu bật ra được câu nói nào tâm đắc là cứ cách vài phút ông lại lặp lại câu đó.Đến khi ông lặp lại đến lần thứ tư,và có vẻ đă chếnh choáng say,tôi thấy BXP tỏ ra ôn ḥa hơn, ông bảo có lẽ nên dịch câu ghê tởm ra là nhiễu nhương . Họa sĩ DBL lại lặp lại :
-Cuộc sống càng ghê tởm th́ nghệ thuật càng trở nên trừu tượng.
Lặp lại như thế có nghĩa là DBL đă không muốn thay đổi câu mà ông đă dịch.
Trong bài điếu văn viết trong ngày BXP mất ,Thái Bá Vân cũng nói :"Không ai tự chọn được cho ḿnh thân phận cả "(1) và "Nghệ thuật và danh nhân phải có cái hạnh phúc được đầu thai, rồi nuôi cấy và dập vùi, ở những trung tâm và thời đại to tát" (2). Tôi thấy có lư,thế nhưng cái lư ấy lại chỉ đến với BXP và vài ba họa sĩ khác,thế nhưng cũng có rất nhiều họa sĩ khác sống cùng thời với BXP và cũng cùng sống trong hoàn cảnh ấy, không khí ấy, cũng bị nuôi cấy và dập vùi ,vậy nhưng cho đến khi họ lên lăo mà vẫn chưa thành là làm sao ?(Ở VN người ta có thói quen là cứ họa sĩ cao tuổi th́ được gọi là họa sĩ lăo thành) Do đó,cũng không thể nói rằng cứ ở trong cuộc sống nghèo khó th́ sẽ sản sinh ra nhiều họa sĩ lớn.
Bạn hỏi v́ sao các họa sĩ bây giờ đă không được hay như thế hệ BXP ?
Tôi nghĩ, không riêng chỉ có VN rơi vào khủng hoảng thiếu tác phẩm xuất sắc của các họa sĩ mà ngay cả ở Pháp,các họa sĩ đương đại tại Kinh Đô Ánh Sáng cũng đă bị các bậc tiền bối bỏ xa ,và chắc sẽ chẳng bao giờ theo kịp nữa rồi.Tuy nhiên ,với những người lạc quan,họ cho rằng ,thời các cụ Sáng-Nghiêm-Liên-Phái,hay thời của các họa sĩ tiền bối ở Pháp ( đầu thế kỷ 20 ) là những trang sử hội họa huy hoàng và nó đă được định vị bằng một trang vẻ vang của nó rồi. Ngày nay, nó đang sang một trang khác và hoàn toàn mới của thế kỷ 21 , chúng ta mới qua được có vài năm đầu tiên ,mà khả năng của mỗi thế kỷ th́ cũng chỉ xuất hiện vài ba người xuất chúng. Tất cả vẫn đang c̣n ở phía trước ,phía trước là phía nào th́ các họa sĩ không một ai biết, họ sẽ phải tự thân t́m kiếm và "cố luồn cho lọt vào tấm vải nghệ thuật chung đă chật cứng dọc ngang"(3)
---------------
(1) (2) (3) Câu nói của Thái Bá Vân trong bài Vắng Đi Một Ư Thức
Dans le temps, à l'époque de ces messieurs, Duong Bích Liên a l'habitude de rendre visite à BXP.J'ai eu l'occasion de les entendre discuter sur les choses de l'Art.Une fois, DBL dit une phrase en français, de qui je ne sais, puis il traduit en vietnamien: "La vie doit étre dégôutante pourque l'Art devienne abstrait".La façon dont il parle est très mémorable, d'une part parcequ'il bègue, et peut-étre parcequ'il a un défaut, c'est que quand il arrive à placer une phrase qui lui sied, il répète plusieurs fois après.Lorsqu'il répète pour la quatrième fois, et déjà plus ou moins ivre, je vois BXP, plus arrangeant, dit qu'il faut peut-étre remplacer le mot "dégôutant" par le mot "difficile" .Le peintre DBL répète encore une fois: "La vie doit étre dégôutante pourque l'Art devienne abstrait".Cette répétition veut faire comprendre qu'il n'a aucune envie de changer sa version.
Lors du panégyrique du jour du décès de BXP, Thái Bá Vân a aussi dit : "Personne ne peut choisir son destin" et "L'Art et la personne célèbre doivent avoir le bonheur de se réincarner, puis étre cultivés et écrasés sous des époques phénoménales".Je lui donne raison, mais cette raison n'arrive qu'à BXP et deux à trois autres peintres, alors qu' il existe beaucoup d'autres peintres vivant à la méme époque de BXP et ayant les mémes misères, cette méme atmosphère, mais quand ils deviennent âgés, ils n'arrivent pas à atteindre l'objectif, pourquoi?(Au Viétnam, on a l'habitude de dire, s'adressant à un vieil artiste, un artiste mature).C'est pour cela qu'on ne peut pas dire que la misère engendre des peintres célèbres.
Tu poses la question "Pourquoi les peintres contemporains n'ont pas le méme talent que les peintres de l'époque de BXP?. Je pense que le Viétnam n'est pas le seul pays à manquer de chefs-d'oeuvre actuellement mais également en France, les peintres contemporains de la Capitale de la lumière ont été lâchés par leurs prédécesseurs et probablement ils ne peuvent revenir à leur hauteur.Cependant, les optimistes disent que l'époque des Sáng-Nghiêm-Liên-Phái ou l'époque des peintres précurseurs français(début du 20è siècle) correspond à des pages magnifiques de l'histoire de l'Art pictural et actuellement la page est en train de tourner vers une nouvelle du 21è siècle et on n'en est qu'au début alors que chaque siècle ne peut que fournir grand maximum quelques peintres sortants du lot.Tout est devant, et devant c'est où, nul peintre ne le sait;ils sont obligés de se débrouillés seuls et essayent de "se positionner tant bien que mal sur le morceau de l'étoffe bien bondé aussi bien dans le sens vertical que horizontal".
Traducteur:CHAPUIS GERARD
Những bức ảnh do các nhà nhiếp ảnh chụp BXP , sau đó họ gửi tặng ông,có thể ông đă chưa hài ḷng lắm về bức ảnh và ông thường dùng bút vẽ sửa lại bức ảnh đó.So sánh hai bức ảnh,ta thấy bức thứ 2 sau khi đă được ông xử lí bằng vài nét vẽ trông BXP có chất artist hơn và " thân phận con người " hơn nhiều so với bức ảnh nguyên bản.
Anh Đào hỏi Trần Hậu Tuấn : Khi anh Tuấn làm chủ biên 8 cuốn sách,th́ không tránh được câu khen và lời phê b́nh nói rằng đó là cách để anh "củng cố" địa vị của bộ sưu tập của ḿnh;người ta lại không nghĩ rằng anh có công lao lớn trong cách cho những tranh BXP vào một hệ thống chính xác để các nhà sưu tập Quốc tế t́m hiểu dễ dàng hơn về hội họa BXP.
Anh có suy nghĩ ǵ về ư kiến và lời phê b́nh trên ?
Trần Hậu Tuấn trả lời :
Sau khi họa sĩ Bùi Xuân Phái qua đời (24/06/1988) có nhiều nhà phê b́nh mỹ thuật và bạn bè trong và ngoài nước viết về Bùi Xuân Phái. Tôi nghĩ, những tài năng, nhân cách lớn trong cuộc sống sẽ được nhân loại măi nhắc đến... và có viết đến bao nhiêu cuốn sách về họ cũng không bao giờ đủ... khi viết về Bùi Xuân Phái, với tôi trước hết là t́nh yêu của ḿnh dành cho họa sĩ, qua đó cũng là một cách học và cảm nhận nghệ thuật... mỗi cuốn sách viết về ông, tôi thấy ḿnh trưởng thành và sống có ư nghĩa hơn.
GERARD hỏi Trần Hậu Tuấn:
Anh Phuong đă làm môt cách tích cực những trang Web về BXP và THÊ GIÓI PHÁI(rất nhiều độc giả vào coi và phê b́nh); Anh Tuấn đă nắm chắc thị trường sách về BXP ở VN.
Câu hỏi của em:Tranh của BXP c̣n thiếu những yếu tố nào để có giá trị tương đương với tranh của Lê Phổ trên thị trường Quốc tế ?
Trần Hậu Tuấn trả lời :Họa sĩ Lê Phổ rời Việt Nam đă lâu. Khi c̣n sống, ông được một Art galery chuyên nghiệp tại Paris kư hợp đồng lâu dài trong việc độc quyền quản lư và phân phối các tác phẩm của ông (đây là một đ̣i hỏi hết sức chuyên nghiệp). Rất tiếc, điều này ở Việt Nam chưa ai làm được. Việc xuất bản thêm một cuốn sách hay nhiều cuốn sách về Bùi Xuân Phái trong và ngoài Việt Nam theo ḿnh là rất cần thiết. Với kinh nghiệm bản thân, sau khi hoàn thành cuốn sách ta đă muốn làm lại nó để tốt hơn.
Le peintre Lê Phô a quitté le Viêt Nam depuis longtemps.Lors de son vivant, il a signé un contrat exclusif de longue durée avec une galerie parisienne professionnelle pour la gérance et la distribution de ses oeuvres(ceci est une spécialité).C'est dommage qu'au Viêt Nam, personne n'est capable de le faire.
Vài nét về họa sĩ Lê Phổ (1907 - 2001)
Sinh ra tại tỉnh Hà Tây. Là sinh viên khoá đầu tiên 1925-1930 của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Duơng, Niên khóa này đă đào tạo ra một loạt các hoạ sĩ danh tiếng của Việt Nam như Nguyễn Phan Chánh, Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Lê Văn Đệ mà trong một cuộc triển lăm tại Paris năm 1931 đă gây được tiếng vang rất lớn.Từ đây,thế giới bắt đầu biết đến có một xứ sở của người An Nam .Như vậy có thể nói,các họa sĩ là những người đầu tiên có công giới thiệu h́nh ảnh của VN ra thế giới
Chuyên tranh lụa và sơn dầu. Từ năm 1936 ông sống và làm việc chủ yếu ở Pháp.
Chủ đề chính là hoa và phụ nữ đẹp mơ màng và qúi phái.
Các tác phẩm của ông được trưng bầy tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Cận đại Paris, Bảo tàng Oklahoma (USA), và ở các bộ sưu tập tư nhân, chủ yếu ở Mỹ.
Trên sàn giao dịch bán đấu giá tranh danh tiếng hàng đầu thế giới như Christie’s .Nguyên nhân chính là chúng ta chưa có được những điều kiện cần và đủ để giới thiệu các danh họa trong nước ra thế giới.Bên ngoài nước VN,đă hoàn toàn được giao vào tay người nước ngoài hoặc Việt Kiều thao túng,mà phần lớn họ lại không có nhiều những tác phẩm xuất sắc của các danh họa VN. Đây cũng là điều đáng tiếc : các đại gia sưu tập ở trong nước chưa có nhiều cơ hội để tiếp cận và tham gia trực tiếp vào cuộc chơi mang tầm cỡ Quốc Tế
Mức giá cao nhất dành cho một tác phẩm của danh họa VN hiện nay có lẽ thuộc về họa sĩ Nguyễn Sáng, với bức Kết Nạp Đảng (Thuộc sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật VN),khi mà một bảo tàng ở nước ngoài mượn bức này để triển lăm,họ đă phải chấp nhận đóng số tiền bảo hiểm là 2 triệu Mỹ kim.
Người ta cũng thường nói rằng: giá tiền của bức tranh, thời nào cũng nằm ngoài giá trị thẩm mỹ của chính bức tranh đó.
Hữu Minh hỏi : Do thường xuyên phải đi công tác ra nước ngoài nên tôi có dịp đi du lịch "chùa" cái lợi lớn nhất trong các chuyến du lịch ấy là tôi được ngó nghiêng cái này cái khác và thường đem ra so sánh với những cái ta có. Tôi dám nghĩ rằng tranh của maitre Phái nhà ta không thua kém ǵ tranh của các maitre khác trên thế giới.Điều tôi lấy làm tiếc hiện nay là giá tranh của maitre Phái chưa với tới được các maitre thế giới,thậm chí giá c̣n thấp hơn nhiều so với các maitre trong khu vực .Cho biết nguyên nhân ?
Nếu chỉ đơn thuần đem ra bán một bức tranh của BXP cho dù là rất đẹp cũng khó mà được người ta ganh đua trả cao dần lên. V́ sao ? Người mua cần có huyền thoại kèm theo, bán cả tranh lẫn huyền thoại th́ bao giờ cũng thắng quả đậm.Nh́n vào lịch sử hội họa,người ta nghiệm thấy,số phận của các họa sĩ càng bi thảm bao nhiêu th́ tranh của các ông ấy càng đắt giá bấy nhiêu ,bởi các đại gia quyết tâm dốc hầu bao mua bằng được nhằm thoả măn cơn khát: nghệ thuật + huyền thoại + sự xả thân v́ lư tưởng nghệ thuật cao cả.Nắm được tâm lư này,các hăng bán đấu giá luôn săn t́m những tranh đă nổi tiếng theo quy tŕnh: tranh + tác giả + huyền thoại.Họ biết cách tăng thêm huyền thoại cho bức tranh, mà huyền thoại ở đây lại có thể quy ra tiền.Yếu tố nữa quan trọng đến mức không thể thiếu được đó chính là chọn hăng đấu giá bởi các hăng này mới có đủ kỹ nghệ quảng cáo, lăng xê, đánh bóng huyền thoại đồng thời đảm bảo mọi chi tiết, kỹ thuật và pháp luật để đảm bảo các câu hỏi của khách hàng: Nhỡ tranh giả th́ sao? Hăng có các chuyên gia và máy soi hàng đầu thế giới. Nếu lư lịch tranh có chỗ mờ ám? Hăng có đội ngũ luật sư riêng. Thế c̣n vận chuyển tranh (nếu mất, nếu xây xát)? Hăng gọi bảo hiểm… Tóm lại, người sở hữu tranh cần phải hiểu rằng ,nếu bán được tranh ,sẽ không được ăn tất cả.Tuy nhiên dù có xẻo đi bao nhiêu phần trăm đi nữa th́ kẻ bán vẫn thu được bộn tiền.
Nguyên nhân :các nhà sưu tập VN chỉ giỏi trong việc "loa đèn kèn trống" cho những việc vặt và ở trong nước,c̣n ở sân chơi lớn tầm Quốc tế th́ lại đành bó tay và im thin thít.
Minh Đức :Nguyên nhân :trong các cuộc đấu giá tranh ở khu vực Hong Kong, Singapore, Ma Cao, Thượng Hải, Indonesia, Hàn Quốc, v.v..., giá tranh (code) của Việt Nam thường bét nhất.
Theo nhiều giám tuyển nghệ thuật (curator), không phải các họa sĩ và tác phẩm Việt Nam thiếu tài năng mà là do thị trường tranh không kiểm soát được, những họa sĩ thế kỷ 20 thường bị giả . Những họa sĩ đương thời th́ bị làm nhái.
Tại Indonesia, những họa sĩ đương đại của họ có thể bán bức tranh với giá trên 100.000 USD, thậm chí 250.000 USD, thông qua các cuộc đấu giá.
Thường th́ người chơi tranh khó bị lừa tới 2 lần cũng như cô gái hiếm khi phải chửa hoang lần thứ 2
GERARD :NGUYÊN NHÂN BXP VÂN C̉N THÂP SO VÓI CÁC MAITRE QÛÓC TÊ KHÁC?
TRANH LÊ PHÔ BÁN DÂÚ GÍA 162.450 euros(203.062 USD) tai LYON (FRANCE) do SVV Mme SEVESTRE-BARBÉ ngày 23.10.2006.
Tôi có dac câu hoi BXP/Lê Phô và duoc ban Trân Hâu Tûán tra ḷi(Lê Phô da duoc Galerie Pháp bát tay làm viêc khi c̣n sinh tḥi).Dó chi là môt trong nhung ly do hay yêú tô dê thành công.Tôi có nhung suy nghi riêng khác và cân trao dôi:
*Tê nan tranh gia: Hoa si thê ky 20 thụng bi gia:y kîén cua ban MINH DÚC là dúng nhung ban nên nhó TRUNG QÛÓC hang 4 thê giói vê kinh tê và thi trụng cua ho hiên tai tràng lan ḍ gia hâù nhu tù A dên Z:dây h́nh nhu là bât thêm mà tât ca các nuóc châm tîén phai di qua truóc khi ho tro thành môt nuóc tiên tîén.(Theo Tôi nghi các nuóc Âu Châu da không phai qua bât thêm nây v́ khi dó, ho là tiên phong trong lanh vuc kinh tê th́ làm "gia" dê bán cho ai cao giá hon?có le chính v́ thê mà cách phan xa cua ho rât nhanh dê "tây chai" và "chi trích" ḍ gia ).Dây không phai là môt cách bào chua "faute" da làm:làm gia dê muu sinh, kîém loi nhuân mau, giá thành re nhung bán ra thi trụng nuóc ngoài cao, bât cân hâu qua(do gia xe hoi, máy bay mà chêt ngụi, rót máy bay là chuyên thụng).Nhung khi Nuóc ngoài bác dâù lên tîéng Phô Phái=FAUX PHÁI(có nghia là PHÁI GIA) th́ chúng ta thúc tinh và tra ḷi môt cách e then nhu môt cô gái mói lón "Tê nan tranh gia" th́ da trê(BXP dúng hang 3734 nam 1997 ngụ̂n artprice.com;hang tôt nhât cua BXP là 2875 nam 2001 và hiên tai BXP dúng hang 6280 nam 2005) Ban MINH DÚC thu tuong tuong y nhu leo nuí EVEREST môi môt buóc tîén nang nhu không có oxygène th́ tuôc kiêu BXP gân nhu là "quá múc".Tôi nói dê chúng ta "y thú hóa" và bao vê cái mà chúng ta có, Tôi có nói "da trê" nhung nêú doc ky, Tôi không có nói "da quá muôn". Ṃi các ban dón xem sách 2008, BTP và Trân Hâu Tûán có le da hiêu biêt duoc cách xoá "Tê nan tranh gia";Dây là "scoop"'(tin riêng) cho 2 ban HUU MINH và MINH DÚC dây!!!Va lai tôi có di coi triên lam danh hoa CEZANNE(Pháp) và thây tài liêu cua triên lam 20 nam sinh nhât ngày chêt, không thây ǵ lón lao lám;phai cḥ...100 nam sau(2006) mói duoc 440.000 ngụi coi tai Pháp Qûóc.
*Tranh nhái cua Hoa si Duong Dai: Tôi tù suu tâp BUU HOA qua tham chîén hoi hoa; khi chúng tôi bán dâú giá trên mang nhung bao tho mà ngụi nuóc ngoài chuông, th́ hâù nhu ca loai bao tho nây xûát hiên tûàn sau, ê hê trên mang; khi tranh là dô trong tâm hôn "xûát" ra th́ dâu nhu dô công nghiêp...phai "cúng ráng lâm vói Nghê Thuât" nhu BXP mói tu ḿnh di trên con dùong "dôc dao";tḥi sông ngày hôm nay là tḥi sông "vôi": "vôi vàng dê kîém tîèn dua chen", "vôi vàng dê dên gân dèn cua nhung tu diêm an choi" th́ dâù óc dâu, hoi dâu mà t́m kîém nhung y kîén mói, cú "copie"(nhái) lai cho xong...có nghia là không ban linh th́ làm sao mà thu húc duoc ngụi mên tranh?
*Chúng ta phai dîèm tinh ngố xûóng mà "SUY BUNG TA DÊ RA BUNG NGỦI" : Chúng ta choi tranh VN cua Chúng ta, Chúng ta không choi tranh cua nuóc ngoài, th́ tai sao ngụi nuóc ngoài lai phai choi tranh cua VN?Chúng ta có ǵ "hay hôm" hon dê ngụi ta choi tranh cua ḿnh? Trong cái xui cua chîén tranh, có cái hên trong Hoà b́nh;nhung ngụi cuu chîén binh Pháp/My da dên vói nuóc VN qua chîén tranh, ho mûón t́m hiêu lai quá khú cua ho th́ sóm hay muôn, ho se di dên tranh nhung dây là sô nho, mà nêú ho lai mua "nhâm" tranh gia th́ ho di luông...
*T́ng trang ngụi VN tha huong(Xin dôc " Tŕnh do van hoá ngụi VN nuóc ngoài" trong THÊ GIÓI PHÁInêú ngụi ta có tîèn, dùng nói choi tranh nhung nên nói vê lanh vuc dâù tu dê cho khi vê HUU TRÍ, ngụi ta se dúng truóc "t́nh trang tîén thoái luong nan":Mua tranh VN cô dông dôi nhà(BXP thí du) nhung tranh có thê mât giá(truoc giá) chua kê dên vu vó nhâm tranh gia hay mua tranh cua Hoa si dia danh ḿnh dang cu trú, hoa si có tîéng bên Pháp vói chu dê hôp goût cua dân Pháp(túc có thê dê bán lai) th́ bi ngụi VN chính góc "máng" ràng là "dô mât góc"...
Nói nhu thê thôi chó nêú da tâm huyêt là cô dông viêng cua dôi nhà th́ phai di dên cù và suy di nghi lai tât ca trên ḍi nây chi là phù du...
..."Hat bui nào hóa kiêp thân tôi dê môt mai tôi tro thành cát bui"(Trinh Công Son)
Theo Báo Lao động 2/1997
Trong dịp Tết Nguyên Đán Đinh Sửu vừa qua, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), hai hoạ sĩ trẻ Nguyễn Văn Tiến và Trần Anh Quân đă tạo được sự bất ngờ khi mở cuộc triển lăm đầy ấn tượng về … nơi an nghỉ cuối cùng của con người. Không gian trưng bày khá rộng (chừng 4000m2) dường như làm tăng thêm không khí ảm đạm và những ám ảnh tâm linh. Mọi chất liệu đều đă quá quen thuộc như vải liệm, chiếu, mùng… song nó đă được bàn tay hai hoạ sĩ tạo thành những không gian vừa gần với hiện thực nhưng lại vừa huyền bí.
Cuộc triển lăm kéo dài bốn ngày và khác với những triển lăm khác, tất cả đều được thiêu huỷ, giống như người ta thường đốt hết những ǵ c̣n lại của người đă khuất; chỉ giữ lại những t́nh cảm tốt đẹp và sự nhớ thương.
Cẩm Vinh : H́nh ảnh trên có phải là nghệ thuật không ? Câu trả lời là không.Mục đích của nghệ thuật là làm ra cái đẹp và tồn tại song song cùng cái mới.Nếu không đạt tới cùng lúc hai điều này, nghệ sĩ chỉ, hoặc là sản xuất đồ liệm, hoặc là làm ra rác.
T́m cách thoát bỏ tư duy nghệ thuật cũ, tạo ra một khẩu vị mới trong thưởng lăm cho công chúng là khát vọng của mọi nghệ sĩ, chẳng cứ ở Tây hay ở Tàu hay ở VN. Nhưng, với những nghệ sĩ nhà ta , sáng tạo trong cảnh gỡ ra rồi lại trói vào như chơi th́ khát vọng kia đôi khi mang nguy cơ tự hủy. Nghệ sĩ nhiều khi y như con gà chọi, thấy cửa chuồng mở là lao bổ nhào sang… chuồng khác, từ bỏ chủ nghĩa hiện thực để chết đuối trong đủ thứ trào lưu đă quá đát hay sửa soạn về hưu của phương Tây, và lại tưởng ḿnh đang mới hóa.
Nói th́ dễ, nhưng mà nghệ thuật quái dị lắm. Quái nhất là nó làm cho người ta hoang tưởng .
Voltaire (1694-1778) từ xa xưa đă nói :" Cuộc sống tiếp nhận mọi loại h́nh nghệ thuật, trừ loại h́nh nghệ thuật tồi "
Các họa sĩ ngày nay,bao giờ theo kịp được ngày xưa ?
Và điều này c̣n tệ hại hơn,các "nghệ sĩ" rỏm này cũng đă góp phần làm cho thế giới thất vọng ,chán nản về hội họa VN. Khác hẳn với ban đầu khi VN bắt đầu Mở Cửa ,khách mua tranh đă hăm hở và đặt nhiều kỳ vọng vào phần c̣n lại của thế giới.
Có hai họa sĩ cùng là người Châu Mỹ, cỡ Quốc tế đă nuôi béo mấy nhà thợ vẽ VN :1 là ông béo Fernando Botero người Colombia, sinh 1932 , các nhân vật trong tác phẩm của Botero thường béo múp míp. Tranh của họa sĩ này tràn ngập các cửa hàng tranh chép tại T.P Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ông họa sĩ thứ hai là Oswaldo Guayasamin (1919-1999) người Ecuador,Oswaldo lại góp phần giúp cho một số họa sĩ trở nên giầu có và danh tiếng,bởi một vài họa sĩ đă láu cá hơn,hộ không chép lại y nguyên mà chỉ mượn motip, và tinh thần,đảo qua,đảo lại,trong tranh chỉ cần thêm chiếc đèn dầu ,cái ấm tích.v.v.. thế là thành của người VN . Xem tác phẩm của hai họa sĩ này :
Tác phẩm của Fernando Botero
Tác phẩm của Oswaldo Guayasamin
Tiếp theo trang 4
Trở về trang nhất Trang 2
Trang
3 Trang 4
Contact us
Administration
Bui Thanh Phuong
Tel: 0912906471
Emai: 31cuadong@hn.vnn.vn
or vivuvivu@hotmail.com
"Works
Arts' Bui Xuan Phai in Seoul" (Photo)
Phố Phái Ở Đà Nẵng
(Photo)
Trang Web của
Rerard
HOME
Copyright ©
2006 VietArt.Net
Bản quyền tất cả các bài viết trên Thế Giới Phái thuộc
về Bùi Thanh Phương ,Rerard và Trần Hậu Tuấn.Không ai khác
được phép sử dụng-bởi v́ đây chỉ là bản viết nháp,sau này chúng tôi sẽ c̣n sửa chữa và bổ sung thêm.
|