Ghi Chú Linh Tinh

suutap
Thu Nov 16 02:39:49 2006 (Edit Post)
kinhcanCó nhiều giai thoại vui kể về tranh. Một người đàn ông mua được bức tranh "rác" từ hàng gánh của bà đồng nát phút chốc bỗng sở hữu gia tài "khổng lồ" v́ đó là tác phẩm nổi tiếng của một danh họa. Một người chơi tranh khác dám bỏ ra hàng chục ngh́n đô-la để mua một bức "tranh cổ", c̣n người bán là một nhà sưu tập nổi tiếng viết giấy tay cam đoan "tranh thật 100%" rồi bỗng nhiên xuất hiện một bức khác "giống hơn thật" cũng mang một số phận ly kỳ không kém. Những câu chuyện hấp dẫn úp mở đó hé lộ một "vương quốc riêng" của các nhà sưu tập.

"Vương quốc" của các nhà sưu tập được h́nh thành cho thấy trước hết là tính tự phát, ḷng đam mê, t́nh yêu tranh... pháo (!). Ông Đỗ Huy Bắc, một cái tên có hạng, thăng trầm và khá nổi tiếng trong làng sưu tập tranh quả quyết: "Không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, tôi cam đoan rằng không có một trường nào dạy nghiệp vụ về nghề sưu tập. Bởi nghề này không thể dạy mà nên được. Nó là tự học và đam mê!". Ông Bùi Quốc Chí, hiện là Giám đốc gallery Đức Minh (31C Lê Quư Đôn, Q.3, TP Hồ Chí Minh) cũng đồng ư như vậy: "Sưu tập tranh là nghiệp, không thể là nghề được. Cái ng̣i nổ ấy nó lặn đâu sâu trong người. Một ngày nó "văng miểng" là ḿnh phải vứt mọi việc theo nó không thể cưỡng lại được!".

Nói như ông Chí là hơi ly kỳ bởi ông là con trai của nhà sưu tập Đức Minh nổi tiếng ở Hà Nội. Nhưng cuộc đời ông Chí rẽ nhiều bước ngoặt. "Tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ kế nghiệp cha ḿnh", ông nói, "Tôi vốn được gia đ́nh cho đi học thành một kỹ sư xây dựng!".



Có thể xem ông Đức Minh là một trong những người thuộc thế hệ đầu tiên của sưu tập tranh Việt Nam. Xung quanh câu chuyện nói về bộ sưu tập giá trị của nhà Đức Minh bị "vỡ tổ" cũng đă có thể viết lại thành cuốn tiểu thuyết. Là một người giàu có, buôn bán kim hoàn, yêu tranh, sưu tập tranh, ông Đức Minh có điều kiện sở hữu nhiều tranh "mét", tranh của các danh họa tốt nghiệp trường Đông Dương, các họa sĩ hàng đầu Việt Nam từ Nguyễn Gia Trí, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tiến Chung, Hoàng Tích Chù, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên... Ông Đức Minh cũng đă từng qua Paris tham gia đấu xảo tranh. Chính ông đă mua lại được hai bức tranh nổi tiếng Chơi ô ăn quan của Nguyễn Phan Chánh và Thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân. Sau khi ông mất bộ sưu tập tranh của gia đ́nh không giữ lại được phải bán ra ngoài. Người mua được rất nhiều là ông Danh Anh. Ông này "đánh hơi" được tầm mức "vô giá" của tranh quư bởi ông vốn là con của một thương gia buôn đồ cổ ở phố Hàng Đường (Hà Nội). V́ thế, ông đă bán hết nhà cửa, ti-vi, máy móc, "vay nóng" trả lăi suất cao để mua tranh "vỡ ra" từ bộ sưu tập Đức Minh. Sau này, như nhiều người kể lại, ông Danh Anh chỉ cần bán 1,2 bức tranh là có thể mua được 1 căn nhà (!) thời giá bấy giờ.

Ở thế hệ những nhà sưu tập đầu tiên ở Hà Nội c̣n có thể kể ông Bổng Hàng Buồm, ông Giáo Đạm, ông Việt Chiến, Nguyễn Hào Hải, ông Lê Vượng (nhà nhiếp ảnh), ông Trương Đầu Bạc... Phải nói đây là thế hệ đam mê sắc màu, hội họa một cách trong sáng. Những câu chuyện về ông Bổng Hàng Buồm sẵn sàng nhịn "cơm bao cấp", đi ăn chực bạn bè một bữa đặng dùng tiền mua màu, toan, giấy... đổi tranh cho họa sĩ. Hay buổi tối thường đến nhà Bùi Xuân Phái xem vẽ. Cái nào ông Phái không vừa ư, vứt vào sọt rác th́ "nhà sưu tập" nhặt về ủi thẳng, cất giữ. Cao tay hơn nữa là chuyện ông Bổng "đón đầu" tại xưởng in Báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn, đổi thuốc lá, cà phê, trà... cho các công nhân sau khi báo in xong để lấy các minh họa báo của các họa sĩ nổi tiếng. Bộ sưu tập này "đắt giá" và "nổi tiếng" đến nỗi triển lăm 40 năm thành lập Báo Văn Nghệ, Hội Nhà văn phải mượn trở lại bộ "minh họa" của ông Bổng. Từ những người yêu tranh thực thu, họ đă trở thành nhà sưu tập sở hữu nhiều tranh quư.



Thế hệ sưu tập thứ hai h́nh thành có mùi 'kinh tế" thị trường hơn đó là các tên tuổi Lê Thuận, Đỗ Huy Bắc, Trần Hậu Tuấn, Bùi Quốc Chí, Trần Mạnh Đạt, Dũng Vĩnh Lợi, Trần Lê Nguyễn, Mai Nghĩa, Huỳnh Nga... Thế hệ thứ ba có thể kể Lê Thái Sơn, Mai Gallery... Ở họ h́nh thành những phong cách sưu tập khác nhau. Có người chuyên về ḍng tranh các họa sĩ nổi tiếng ở miền Nam như Thái Tuấn, Đinh Cường, Nguyễn Trung, người chuyên về hội họa trừu tượng hiện đại của các họa sĩ trẻ.

Nhưng cao hơn hết, vẫn là ư kiến đáng ngẫm nghĩ của nhà sưu tập Bùi Quốc Chí. Ông Chí ao ước là làm sao chuyển đổi được vị trí của nhà sưu tập thành bảo tàng để có thể trưng bày những bức tranh nổi tiếng của các danh họa VN để tất cả những người yêu hội họa thưởng thức. "Chúng tôi đă nhận được sự quản lư đúng mức nhưng vẫn chưa nhận được quan tâm đúng mức. Có chính sách thành lập bảo tàng tư nhân hiện nay là nhu cầu có thực của nhiều nhà sưu tập và thái độ tôn vinh văn hóa. Những giá trị đích thực cần để nhiều người cùng thưởng thức", ông Chí nói.

Họa sĩ và các nhà sưu tập đă nói ǵ?

Nhà sưu tập Bùi Quốc Chí: "Nhiều người vẫn nhầm "đồ cũ" là "đồ cổ". Đó là cái khó cần phải biết của nhà sưu tập tranh. Nhưng cao hơn "sưu tập tranh" chính là "bảo tàng tranh" điều mà tôi đang ao ước. Bởi sưu tập đă dừng lại ở chỗ chỉ t́m kiếm những cái "tôi" thích, c̣n bảo tàng đối tượng phục vụ rộng lớn hơn, đó là công chúng. Hiện tôi vẫn c̣n giữ được hơn 500 bức tranh là "xương sống" từ bộ sưu tập của cha tôi là ông Đức Minh, rất có giá trị rất muốn đưa ra cho người yêu nghệ thuật thưởng ngoạn. Nhưng từ người sưu tập trở thành bảo tàng tranh vẫn là cả một chặng đường dài. Tôi rất muốn có được sự hỗ trợ về phía Nhà nước cũng như có những chính sách, văn bản rơ ràng hơn để ư nguyện này được thực hiện trong tương lai không xa".

Họa sĩ Trần Hải Minh: "Theo tôi, ở Việt Nam tầm cỡ sưu tập được nhiều tranh quư như Đức Minh là rất hiếm. Ông Minh ư thức được giá trị của tranh và theo đuổi rất sớm. Ông đến với nghệ thuật với cái tâm của ḿnh. C̣n nhà sưu tập hôm nay phải nhắc đến Trần Hậu Tuấn bởi anh ta có nghiệp vụ và sở hữu được nhiều tranh giá trị".

Nhà sưu tập Đỗ Huy Bắc: "Nghề sưu tập là nghề đầy rủi ro chứ không phải dễ thành công như nhiều người vẫn nghĩ. Tất cả chỉ dựa trên ḷng đam mê và năng khiếu. Biết đánh giá, hiểu đúng tiềm lực của tranh và thời cuộc. Tuy nhiên, những giá trị thành công của nghề là không thể so sánh. Ví dụ, như trong chuyến đi Pháp năm 1995, thật bất ngờ tôi mua được một bộ tranh của họa sĩ Trần Lưu Hậu trên 30 bức trong triển lăm của ông tại đây từ năm 1990. Khi đưa tranh về nước họa sĩ cũng rất bất ngờ và cảm động. Làm sao sưu tập và ǵn giữ được những tranh quư vẫn là thao thức của những nhà sưu tập có tâm huyết".

Nhà sưu tập Lê Thái Sơn: "Tôi chỉ dám nhận ḿnh là một người mê tranh, chơi tranh và đang có ư thức trở thành nhà sưu tập tranh. Sưu tập hiện đại tôi nghĩ cần theo sát không khí hội họa, phải xem triển lăm nhiều, khiêm tốn nghiên cứu học hỏi các trào lưu nghệ thuật mới của thế giới. Bởi v́ chưa lúc nào nhiều trường phái nở rộ như hiện nay. Tôi vẫn theo dơi thường niên các hội chợ nghệ thuật của khu vực như Art Singapore tổ chức hằng năm vào tháng 10. Quan điểm của tôi mua tranh vẫn theo cảm nhận cá nhân, đầu tiên phải là tác phẩm đẹp, gây xúc động chứ không hẳn là tác giả nổi tiếng".
Thu Nov 16 09:04:53 2006 (Edit Post)
KinhcanCả nước vẫn đói khổ và ngày càng đói khổ trong lúc các cơ sở phục vụ riêng cho quan lại đỏ chóp bu mọc lên như nấm: bệnh viện Việt-Xô; cửa hàng cung cấp đặc biệt ở Hàng Trống, ở Tôn Đản; khu nghỉ mát ở Tam Đảo, Băi Cháy, Đồ Sơn, khu Quảng Bá, Trà Cổ... tiêu chuẩn nghỉ hè cả gia đ́nh (3 đời) sang Hắc Hải (Nga-xô), sang Tàu (Liễu-châu), Động Đ́nh Hồ v.v... và v.v...

Thông thái không đến từ câu trả lời mà từ câu hỏi. Nội dung và cách hỏi có thể cho biết chỉ số trí tuệ, văn hoá ở thang bậc nào.

trong phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm bị cải tạo lao động, bị hạ nhục như nhà thơ Lê Đạt phải làm nghề dán bao b́, buôn giấy báo cũ ở phố Lăn Ông; Hoàng Cầm bị tù đi tù lại; Hữu Loan phải làm nghề xe thồ ở Thanh Hóa; Trần Dần ngồi bán mấy cuốn sách cũ ở túp lều đầu phố Khâm Thiên (Hà-nội); Nguyễn Bính chết héo hon ở nơi bị quản thúc (Nam Định); nhạc sỹ Văn Cao phải vẽ nhăn hàng hoặc kư họa cho các báo; Nguyễn Dậu làm nghề hớt tóc ở vĩa hè phố Hàng Dàu (Hà-nội); nhạc sỹ Tử Phác chết trong cảnh nghèo nàn ở phố Hàng Giấy (Hà-nội); các nhạc sỹ Hoàng Giác và anh ruột là Hoàng Kim cũng thế v.v... kể không thể hết được.
Mon Nov 27 05:41:23 2006 (Edit Post)
kinhcanĐó là những ḍng nghệ thuật của những loại nghệ sĩ chối từ lối phổ thông: nhạc cổ điển dân gian mới, mỹ thuật đương đại sắp đặt, tŕnh tấu underground... Người ta bảo đó là thứ cấp tiến mà bạn chẳng hiểu nổi. Nhưng có cách. Muốn thưởng thức được th́ phải luyện được nghệ thuật xem-nghe-đọc.

Tranh của J.Pollock, nếu ai bảo đó là đỉnh cao của nghệ thuật biểu hiện thập niên 1960 th́ nói thật, nếu không phải v́ giá tranh cao đến triệu đô th́ bạn cũng thấy giống như là con trai bạn một hôm nghịch dại đổ thùng sơn ra khăn trải giường.
Có ba thứ ở nhà bạn để chứng tỏ với khách khứa là bạn có tinh thần hiểu biết nghệ thuật đúng nghĩa. Thứ nhất là kệ băng đĩa với những bộ phim kinh điển cho đến những cành cọ vàng gấu bạc sư tử đồng cùng những ḍng điện ảnh độc lập. Phim chiếu rạp hay Oscar của Viện hàn lâm Mỹ chỉ là phim tầm thường thôi! Một giá sách với những quyển sách dày, nặng cũng là một chứng chỉ cho trí tuệ.c̣n sản phẩm nghệ thuật thứ ba trong nhà bạn, nhất là pḥng khách ấy? Không cần dạy dỗ nhiều, bạn cũng biết được rằng treo một bức tranh là cả một hành động mang tính nghệ thuật.
Tỏ ra có khiếu nghệ thuật trong nhà dù sao cũng là ở nơi bạn đă có đủ áo giáp và thuốc giảm đau đầu. Có đi ra chốn trưng bày nghệ thuật mới hay ai là người biết thưởng thức, cũng như giữa những tràng vỗ tay của đám đông, đâu là tiếng vỗ tay hiểu biết.

Như thế nào là hiểu biết? Có nên thành thật mà nói ra những suy nghĩ tự đáy ḷng không? Hay nghệ thuật lúc này là “nghệ thuật tŕnh bày”, nghệ thuật thể hiện những mỹ từ đối với những tác phẩm sắp đặt khó hiểu và những thanh âm kỳ cục trên sân khấu. Thưởng thức nghệ thuật bằng cách đứng lẫn trong đám đông mà vỗ tay là cách mà đa số chúng ta lựa chọn, v́ nó rất an toàn và phải chăng. Chỉ có điều, đôi khi chúng ta cũng hơi thảng thốt mà cũng biết thực ra chúng ta cũng đua đ̣i cho có vẻ sành điệu, cấp tiến và ủng hộ cái mới.

Nhưng như thế là rất đáng khen, đáng khen hơn rất nhiều người xem nghệ thuật qua báo chí. Những sự kiện văn hóa ở nước ḿnh chẳng nhiều nhặn ǵ, một chương tŕnh nào có mác nghệ thuật đương đại th́ từ Nam ra Bắc, từ báo Trung ương dội về báo địa phương, đều được đưa tin đầy đủ kèm theo một vài bài giới thiệu, chủ yếu là tường thuật. Cứ ngồi ở bàn giấy mà đọc cho hết số báo trong ngày, bạn cũng tưởng như ḿnh no nghệ thuật. Liệu bạn nghĩ ḿnh nên ở nhà nghe người ta tả về bức tranh hay là đến tận nơi, nh́n tận mắt bề mặt chất liệu của nó, cảm nhận cả bầu không khí trước một tác phẩm như thế? Bạn muốn tắm ḿnh trong màn tŕnh diễn với tất cả các giác quan hay ở nhà xem ảnh chụp lại trên mạng?
Tue Jan 29 03:15:06 2008 (Edit Post)
kinhcanNghệ thuật và sự mê say thần thánh.
Berlin lúc nào cũng phồng căng đủ các sự kiện văn hóa nghệ thuật. Nhưng sự kiện về cuộc triển lăm họa phẩm của các danh họa Pháp này là sự kiện nóng bỏng nhất của mùa hè này. Báo chí tuần này từng ngày đồng thanh than văn “c̣n bảy ngày, c̣n sáu ngày… ngày kia, ngày mai… Adieu những người Pháp đẹp nhất tới từ New York”.

Tôi đă đến và tôi đă thấy. Rùng ḿnh. Không hẳn v́ vẻ đẹp mang sức mạnh siêu phàm của nghệ thuật. Không hẳn v́ quy mô hoành tráng của cuộc triển lăm trên một chủ đề duy nhất này: chủ nghĩa Ấn tượng Pháp. Nhiều danh họa được dành không phải một gian mà hẳn mấy gian để trưng bày họa phẩm. Phải, cái yên tĩnh sâu thẳm đầy xao động của Monet trong những bức tranh thiên nhiên phập phồng ánh sáng nhất định phải làm nên một sững sờ. Sự giản lược của h́nh khối trong tranh Cezane cũng là một sững sờ tuyệt diệu. Những mạch máu mờ trên bàn tay nhân vật trong tranh Renoir khiến người xem có cảm giác như sờ được vào xúc cảm đang âm thầm chuyển động của người sáng tạo. Và Rodin! Nguyên một gian dành cho Rodin, cho sự cao cả và lăng mạn bay bổng. Cho niềm đau khổ thoát thai từ chính sự cao cả đó. Nhưng bên trên, ngay gian sảnh, người xem đă gặp Rodin qua nhóm tượng đồ sộ ‘Những công dân thành Calais’. Đó mới là một phần của một tác phẩm mà dự định sáng tạo của nghệ sĩ c̣n hoành tráng hơn rất nhiều.

------------------------------------------
Những người Pháp đẹp nhất tới từ New York’.
Berlin đang phấp phới biểu ngữ in ḍng chữ: Aurevoir Met in Berlin. Người Berlin chỉ định tạm biệt, nhất định không vĩnh biệt một giá trị văn hóa to lớn thế này.

‘Met in Berlin’ là cuộc trưng bày hội họa tại Berlin suốt mấy tháng nay, có tên ‘Những người Pháp đẹp nhất tới từ New York’. Những tác phẩm được chiêm ngắm trong cuộc trưng bày rút từ bộ sưu tập của Metropolitan Museum of Art New York đều thuộc về các danh họa và điêu khắc gia của trường phái ấn tượng Pháp.

Người châu Âu nói chung và người Đức nói riêng mùa hè này gặp may. Nếu không có sự xây dựng lại pḥng tranh thế kỉ 19 của Metropolitan Museum of Art New York th́ đừng ḥng. Như người tổ chức giới thiệu, những tuyệt phẩm hội họa này rất hiếm khi, hoặc chính xác hơn, trong suốt hơn một trăm năm lịch sử của Metropolitan Museum of Art New York chưa bao giờ được người Mỹ cho rời nước Mỹ trở về lục địa quê hương cũ.

Thế nên suốt từ tháng sáu đến giờ, người Đức và người du lịch từ các nước châu Âu nườm nượp kéo tới pḥng Triển lăm Quốc tế Mới của Berlin, để gặp Corot, Monet, Manet, Gauguin, Rodin, và các danh họa Pháp cùng thời khác. Nhà triển lăm, để thỏa măn người mê hội họa, thời gian vừa rồi đă mở cửa 24/24 giờ. Thế mà người ta vẫn c̣n cuống quưt cả lên. Báo hôm qua đăng tấm ảnh to đùng: Hàng người nhẫn nhịn đứng chờ mua vé trước cửa pḥng tranh vào 12 giờ đêm hôm trước. Vâng, chỉ c̣n có bốn hôm nữa những người Pháp tuyệt vời lại được rước trở lại New York.

------------------------------------
Met – kho báu của nghệ thuật nhân loại.
Người xem đông đến nỗi ban tổ chức quy định ai có vé cũng phải gửi một SMS tới nơi điều hành nhà triển lăm và … hăy đợi đấy! Chừng sau hai tiếng đồng hồ th́ họ sẽ báo cho ḿnh biết đúng giờ nào sẽ được vào xem. Lơ mơ thả hồn về tận Việt Nam trong gió thu, đâm nhớ Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ở góc đường Nguyễn Thái Học - Cao Bá Quát. Năm kia, trở về thành phố, một người quen nức tiếng trong giới buôn tranh rủ tôi đi ăn bún thang, bỗng dưng hầm hầm nói như mắng khi, nhân thể taxi ḍ dẫm lượn gần đó t́m chỗ đỗ, tôi dại mồm dại miệng hỏi về công tác bảo tồn tranh. Mới vỡ lẽ ra rằng có điên mới vào bảo tàng. C̣n ǵ trong đó nữa? Bà chị gào lên: Phiên bản! Phiên bản! Phiên bản! Thế nguyên bản ở đâu? Trời biết! Ḍng máu văn hóa của đất nước đang lênh loáng nơi nào, những người tâm huyết chỉ có thể bất lực tự hỏi.

Ngẫm nghĩ về Met rồi kinh ngạc. Nếu cứ căn cứ vào sự h́nh thành của Metropolitan Museum of Art New York th́ h́nh như vai tṛ của nhà nước trong lĩnh vực văn hóa cứ tưởng là to mà cũng không to lắm nhỉ.

Nền móng của nhà bảo tàng này không nằm trong một nghị quyết thành lập của một cơ quan văn hóa nào ở Mỹ, mà là từ một ư tưởng hoàn toàn cá nhân. Trong lời phát biểu nhân ngày Quốc khánh của nước Mỹ, 4.6.1886, tại khách sạn Paris. John Jay - cháu của một trong những cha đẻ sáng lập nên hiến pháp Mỹ, đă kêu gọi nhóm những người đồng hương giàu có thời đó đứng ra thành lập và tài trợ cho sự tồn tại của một nhà bảo tàng có khả năng đưa nhân dân Mỹ đến gần hơn với nghệ thuật cũng như với sự giáo dục về nghệ thuật. Từ ư tưởng lớn lao đó, bốn năm sau, 1870, dưới sự ủng hộ của nhân dân, của các doanh nhân và các nghệ sĩ, Metropolitan Museum of Art New York (Met) đă được khai trương với cuộc triển lăm đầu tiên mà họa phẩm trưng bày hoàn toàn là của đi mượn. Chỉ tới 1907, Met mới thực sự là chủ sở hữu của nhiều tuyệt phẩm nghệ thuật. Đầu tiên là họa phẩm của Renoir, rồi lần lượt sau đó là họa phẩm của những Matisse, Manet, Monet, Dürer, Rembrandt lần lượt tựu về. Những đại gia của thế giới, như gia đ́nh tỉ phú Rockerfellers là những Mạnh Thường Quân của Met.

-----------------------------------------------
Hành tŕnh của những tuyệt phẩm.
Chính nhờ sức dân, (th́ tỉ phú trong một xă hội pháp trị, cũng là dân chứ sao?) mà quy mô xây dựng của Met được mở rộng, nhiều họa phẩm tuyệt vời đă được tư nhân hiến tặng, và quan trọng hơn cả, hàng loạt tuyệt phẩm nghệ thuật từ khắp thế giới đă được nhập về nước Mỹ một cách có hệ thống. Từ nghệ thuật cổ của Hi Lạp và Ai Cập tới nghệ thuật thời trung cổ, từ nghệ thuật nhiếp ảnh tới nghệ thuật hiện đại của những Picasso, Kandinsky,…. Hơn ba triệu nghệ phẩm của 5000 năm lịch sử nghệ thuật thế giới đă hội tụ ở Met. Chỉ nhờ một may mắn ngẫu nhiên, thay v́ trân trọng vời các danh họa xuống tầng hầm và bảo tồn các vị ở đó trong thời gian sửa chữa và mở rộng Met, người Mỹ lại rộng ḷng cho châu Âu chiêm ngưỡng một phần tài sản văn hóa của họ mà Berlin mùa hè này mới có cuộc triển lăm to lớn ‘Những người Pháp đẹp nhất tới từ New York’.

Hành tŕnh của các họa phẩm từ New York tới Đức trong thời buổi khủng bố làm tàng, môi trường bị phá hủy, nghiệp vụ của các nhóm tội phạm quốc tế càng ngày càng cao này là một hành tŕnh gian khổ và đầy chất trinh thám. Những họa phẩm sẽ gửi đi châu Âu được lên danh sách và đóng gói trong những ḥm đặc biệt có công năng bảo vệ chúng trước những hỏng hóc có thể có trên đường giang hồ và chống được tác hại do sự thay đổi thời tiết. Cũng chỉ trong những điều kiện khí hậu tương thích các họa phẩm này mới được mở ra, kiểm tra chất lượng bằng bàn tay chuyên môn nhất thiết phải đeo găng trắng y như ở pḥng thí nghiệm. Nguyên tắc đầu tiên các danh họa đă khuất phải tuân thủ người sống là các vị không được phép đồng hành. Chủ nhân của các họa phẩm được gửi đi đă ra chỉ dẫn cụ thể rằng danh họa nào được phép vượt biển với danh họa nào. Quy định ngặt nghèo thế là nhằm hạn chế một hiểm họa khiến bất kể ai cũng run khi nghĩ tới: Cái ǵ sẽ xảy ra, nếu món hàng vô giá đó bị mất trên đường vượt biển? Phải, nghệ thuật là vô giá, bởi v́ nó là độc nhất. Cũng v́ thế mà hành tŕnh đưa những họa phẩm của các danh họa Ấn tượng Pháp từ New York tới Berlin không chỉ được tổ chức cẩn thận, mà c̣n hết sức nghiêm mật. Mọi chuyến bay chở họa phẩm đều khởi hành từ những vị trí bí mật hoàn toàn.

(Maximum Posts Reached)