Ghi Chú Linh Tinh

Tôi tin vào số phận
Mon May 5 22:47:06 2008 (Edit Post)
Jin"TÔI TIN VÀO SỐ PHẬN"
(Trích trong Hồi kư của Bùi Thanh Phương)

    Như mọi ngày, cả nhà đang cùng ngồi ăn cơm, bỗng nhiên Bùi Xuân Phái đặt bát xuống bàn, ông nói "Dạo này ḿnh có vẻ béo ra, dây đồng hồ đeo chật quá". Sau đó ông lại phát hiện thêm "Nhưng...tay phải của ḿnh vẫn thế, vẫn b́nh thường". Ông vén cả hai ống tay áo lên để so sánh và ông đă cười v́ ngạc nhiên. Nhưng mẹ tôi, bà vốn đă từng công tác nhiều chục năm trong ngành y tế, nên bà đă hiểu ngay có vấn đề. Tuy nhiên, trong ngày hôm đó, không một ai có thể ngờ được rằng đó chính là tiếng gơ cửa đầu tiên của Thần chết. Có thể Bùi Xuân Phái đă nói câu hài hước cuối cùng vào ngày hôm đó "Nếu cả hai cánh tay của ḿnh đều cùng béo hoặc cùng gầy như nhau th́ khỏi cần phải gọi tới bác sĩ làm ǵ".

    Dẫu biết đời người sớm muộn cũng phải đi qua ngưỡng cửa đó, trốn chạy đâu cho được khi mệnh trời đă định. Với Bùi Xuân Phái, ông đă thanh thản trả lại "Gánh nặng đè trĩu trên vai" mà nhẹ nhàng ra đi - Không một câu căn dặn, không một lời yêu cầu. Hàng ngàn người mến mộ nghệ thuật Bùi Xuân Phái đă nhập vào ḍng người lặng lẽ đi trên đường phố cổ của Hà Nội để tiễn đưa ông vào ngày 27 tháng 6 năm 88. Thật là sang cho Bùi Xuân Phái khi biết những ṿng hoa của Hà Nội vào ngày hôm đó đă trở nên khan hiếm do người ta mua rất nhiều để đem đến cho ông. Thời đó, có những vị khách Quốc tế, cao lớn lênh khênh, mắt đỏ hoe, âm thầm đi theo chiếc xe tang chở Bùi Xuân Phái đă làm cho người dân Hà Nội thật ngạc nhiên và xúc động.

    "Tôi tin vào số phận" đó là câu Bùi Xuân Phái trả lời Jorland, tùy viên văn hóa Đại sứ quán Pháp trong buổi khai mạc Triển lăm cá nhân đầu tiên của Bùi Xuân Phái vào năm 84. Ông Jorland đă nắm chặt tay Bùi Xuân Phái mà hứa rằng "Khi về nước, tôi sẽ cố gắng hết sức ḿnh, vận động chính phủ Pháp và các tổ chức mời ông sang bày triển làm ở Paris. Tôi tin rằng: nếu tôi c̣n sống và ông c̣n sống chắc chắn chúng ta sẽ gặp nhau tại Paris." Nếu Bùi Xuân Phái đă nói "Tôi tin vào số phận" th́ quả là số phận đă dành cho Bùi Xuân Phái sự bất công quá đáng - ngay cả đến khi ông nhận được lời mời từ phía Pháp cùng với sự chấp thuận chính thức của Nhà nước th́ cái chết lại giữ chân ông lại.

    Nhớ những lần Bùi Xuân Phái bày tỏ nguyện vọng "Tôi muốn được đi Pháp một chuyến, tôi sẽ đi thăm bảo tàng Louvre và tôi muốn đến thăm căn nhà của Picasso, nơi mà người họa sĩ kỳ tài này đă từng sống và làm việc. Bùi Xuân Phái là một người yêu thích, ngưỡng mộ hội họa của Picasso. Dẫu vậy, tôi đă chứng kiến một lần ông làm cho một phóng viên của thông tấn xă TASS (Liên Xô cũwink phải ngỡ ngàng khi người phóng viên này hỏi "Thưa ông Phái, ông có cho rằng ông là Picasso của VIệt Nam không?" Bùi Xuân Phái trả lời "Picasso là Picasso, Bùi Xuân Phái là Bùi Xuân Phái."

    Có người cho rằng Bùi Xuân Phái bỏ lỡ chuyến đi Pháp vào năm đó là "Tiếc cho Bùi Xuân Phái, tiếc cho nghệ thuật và tiếc cho Việt Nam". Và tôi biết, Bùi Xuân Phái cũng than tiếc, vài ngày trước khi giă từ cơi đời, ông viết nguệch ngoạc ḍng chữ, khi đó sức ông đă yếu "Kiểu này tối sẽ đi Văn Điển chứ không đi thăm bảo tàng Louvre được nữa rồi".

    Nhớ lại, trong cái buổi sáng ảm đạm sau cái ngày Bùi Xuân Phái phát hiện ra "ḿnh có một cánh tay gầy và một cánh tay béo", tôi đă đưa ông tới bệnh viện để các bác sĩ xét nghiệm máu và chụp X quang. Trong pḥng khácm có hai vị bác sĩ đă hội ư với nhau bằng tiếng Pháp, khi hộ nhắc đến tên của căn bệnh, tôi thấy chiếc mũ nơi tay của Bùi Xuân Phái bỗng rơi xuống đất. Tôi vội cúi xuống nhặt và cầm giúp cho ông. Trên quăng đường dài khi tôi đưa ông trở về nhà, Bùi Xuân Phái và tôi không thể nói được câu nào. Tôi không hiểu ông đă và đang nghĩ ǵ, nhưng tôi đă choáng váng hiểu rằng cuộc sống của ông đă thực sự lâm nguy rồi.

    Những ngày tiếp theo đó là những ngày dài Bùi Xuân Phái phải nhập viện để điều trị. Đi đâu, ở đâu, kể cả sau chuyến đi thăm CHDC Đức 2 tuần vào năm 82, khi trở về ông nói "Không đâu thoải mái bằng ở nhà ḿnh". Năm viện được mấy hôm ông tỏ ư muốn về nhà, theo ông th́ "Ở nhà tôi c̣n có nhiều điều kiện để mà tí toáy". Bùi Xuân Phái thường gọi vẽ là tí toáy. Tôi không thấy các nhà phê b́nh mỹ thuật nào sử dụng từ đó trong bài vở của họ. Từ "tí toáy" xem ra có vẻ không sang trọng, nhưng mở từ điển ra tôi lại thấy rất phù hợp với cá tính của Bùi Xuân Phái "từ gợi tả dáng vẻ của tay luôn luôn cử động, sờ mó, như không lúc nào để yên". Trong cuộc đời Bùi Xuân Phái, tôi không biết ông đă vẽ bao nhiêu bức tranh, nhưng tôi biết không ngày nào ông ngừng vẽ, không ngày nào cánh tay của ông được để yên mà không "tí toáy" với h́nh họa và màu sắc".

    Bùi Xuân Phái có người em rể là bác sĩ phụ trách điều trị cho ông trong bệnh viện. Tôi thường trao đổi với ông chú bác sĩ đó về bệnh t́nh của ông, tôi hiểu rằng bệnh viện chỉ giúp được cho Bùi Xuân Phái cách duy nhất là truyền đạm. Sau đó được sự đồng ư của bác sĩ, chúng tôi đă đưa Bùi Xuân Phái về nhà. Tôi nhớ măi hôm tôi thông báo cho ông tin đó, nét mặt ông vui mừng, rạng rỡ. Ông đă đi rất nhanh như sợ có ai đó đổi ư khi thoáng thấy chiếc xe đến để đón đưa ông về nhà. Nhưng tôi lại không thể vui cùng niềm vui tạm thời của ông được, tôi biết bệnh viện vẫn là nơi mà ông sẽ c̣n trở lại. Trên thực tế ông được người nhà đưa trở lại bệnh viện ba lần, hai lần để truyền đạm riêng, lần thứ ba, Bùi Xuân Phái đă không bao giờ có dịp trở về nhà để "lao ḿnh vào vẽ" nữa.

    Những ngày c̣n lại của cuộc đời, Bùi Xuân Phái c̣n say sưa hối hả vẽ. Tôi không biết ông có dự cảm ǵ không khi ông sai tôi hạ hàng loạt tranh trên giường xuống, ông đă sửa lại, vẽ thêm và kư tên vào góc bức tranh, nhưng một số bức khác ông đă xóa sạch trắng. Nhưng có một đêm, dự cảm về sự ra đi của ông lại đến với tôi, khi tôi thức dậy, thấy ông vẫn đang ngồi, ông lật giở từng trang album, một vài cuốn đă xưa cũ cũng được ông lấy trong tủ ra xem lại chăm chú. Tôi cố gắng không gây tiếng động, tôi biết ông đang trở về với những kỷ niệm năm tháng đă qua của cuộc đời cùng bao nhiêu chuyện vui buồn... Tôi nhận thấy có sự trùng hợp lạ kỳ, cách đó mươi năm. năm 78, trước ngày người anh Bùi Kỳ Anh của tôi mất, trong đêm tôi thức dậy, tôi cũng thấy anh chăm chú lật giờ từng trang album của gia đ́nh.

    Thời gian vẫn trôi đi mà bệnh của Bùi Xuân Phái như con thuyền đă trông thấy bờ bến, những cố gắng cùng những hy vọng chạy đuổi theo nhau từng ngày. Ngày đó tôi nghe nói ở một miền quê xa xôi có một ông lang có bài thuốc huyền diệu lắm, có thể chữa khỏi bệnh ung thư, tôi mượn người bạn chiếc xe máy phân khối lớn, vượt hàng trăm cây số mong đem được Thần dược về chữa cho Bùi Xuân Phái. Sau hôm ông uống bài thuốc đó, tôi hỏi ông cảm thấy thế nào, ông gật đầu hài ḷng, ông vui vẻ và đi lại nhanh nhẹn hơn. Cả nhà cảm thấy phấn chấn và có ư muốn chuyển sang điều trị bằng Đông y cho ông. Chúng tôi mời một ông lang ở ngay Hà Nội tới chẩn bệnh cho ông. Ông lang này sau khi xem mạch ở cổ tay Bùi Xuân Phái đă ra hiệu cho tôi theo ông ra ngoài phố, ông lang nói "Anh liệu mà sẵn cỗ áo cho ông nhà đi là vừa, ông ấy sẽ không qua khỏi đâu".

    Nhưng ngày c̣n lại, Bùi Xuân Phái vẫn ung dung thư thái vẽ, dường như ông không bận tâm đến cái chết đang cận kề. Những đề tài cuối đời ông đă vẽ được các nhà báo nhắc tới, tôi không nhắc lại nữa, nhưng có những bức họa của Bùi Xuân Phái gây ấn tượng cho tôi là loạt tranh ông đă vẽ thèo từng ngày một lọ hoa súng do một cô người mẫu mến mộ ông đă đem đến tặng. Tôi có cảm giác như dấu hiệu không lành: từng bông hoa đổ cong rồi gục xuống theo mỗi ngày và cả ở những bức tranh của Bùi Xuân Phái vẽ về những bồng hoa này cũng vậy.

    Trước ngày Bùi Xuân Phái từ trần, có một đoàn khách ngoại quốc "đổ bộ" vào xưởng vẽ. Dường như họ cũng biết tin Bùi Xuân Phái lâm bệnh nặng bởi v́ tôi thấy họ hỏi mua rất nhiều tranh, hầu như toàn bộ số tranh của Bùi Xuân Phái treo trên bốn bức tường. Nhưng tôi đă từ chối không bán một bức nào. Sau đám khách ra về, Bùi Xuân Phái hỏi tôi tại sao không bán, tôi đă lúng túng không trả lời được mà chỉ muốn ̣a khóc, tôi không thể trả lời ông câu đó vào khi đó được.

    Trong buổi tối cuối cùng của Bùi Xuân Phái (23-6-88) ông vẫn vui vẻ tiếp hai vị khách cuối cùng của đời ḿnh, đó là ông Lâm Cà Phê và ông Bổng Hàng Buồm. Vài giờ trước khi Bùi Xuân Phái mất, theo thói quen thường lệ ông Bổng Hàng Buồm vẫn c̣n xin được của Bùi Xuân Phái bức tự họa mà ông đang vẽ, bên dưới bức họa đó, Bùi Xuân Phái viết ḍng chữ "bây giờ chỉ cần nhất là có sức khỏe và không có bệnh tật ǵ". Đến 10 giờ tối mẹ tôi phát hiện thấy đôi bàn tay Bùi Xuân Phái trở nên lạnh ngắt, mẹ tôi kêu khóc cầu cứu, anh em chúng tôi chạy ra đường cầy dừng lại một chiếc xe hơi, vội vă đưa Bùi Xuân Phái vào viện cấp cứu. 2 giờ 35 Bùi Xuân Phái nh́n lần cuối từng người trong gia đ́nh, sau đó tự tay ông gạt đi bó dây mà các bác sĩ đă cuốn vào cổ tay ông để đo huyết áp, Bùi Xuân Phái lắc đầu chán nản, ông ngước mắt nh́n lên trần nhà với vẻ b́nh thản. 2 giờ 40 (24-6-88) trong tiếng kêu khóc của mẹ tôi và anh chị em trong nhà, tôi nh́n sang cái màn h́nh kiểm tra nhịp tim Bùi Xuân Phái: đó là một vệt sáng nằm ngang giống như khi xưa, bố tôi, họa sĩ Bùi Xuân Phái trước khi bắt đầu vẽ một bức tranh, ông cũng thường vạch ngang một nét.


                                                BÙI THANH PHƯƠNG
Wed May 7 01:50:52 2008 Bai sua lai(Edit Post)
kinhcanTôi Tin Vào Số Phận

Như mọi ngày, cả nhà đang cùng ngồi ăn cơm, bỗng nhiên Bùi Xuân Phái đặt bát xuống bàn, ông nói "Dạo này ḿnh có vẻ béo ra, dây đồng hồ đeo chật quá". Sau đó ông lại phát hiện thêm "Nhưng...tay phải của ḿnh vẫn thế, vẫn b́nh thường". Ông vén cả hai ống tay áo lên để so sánh và ông đă cười v́ ngạc nhiên. Nhưng mẹ tôi, bà vốn đă từng công tác nhiều chục năm trong ngành y tế, nên bà đă hiểu ngay có vấn đề. Tuy nhiên, trong ngày hôm đó, không một ai có thể ngờ được rằng đó chính là tiếng gơ cửa đầu tiên của thần chết. Có thể Bùi Xuân Phái đă nói câu hài hước cuối cùng vào ngày hôm đó :
-Nếu cả hai cánh tay của ḿnh đều cùng béo hoặc cùng gầy như nhau th́ khỏi cần phải gọi tới bác sĩ làm ǵ
Dẫu biết đời người sớm muộn cũng phải đi qua ngưỡng cửa đó, trốn chạy đâu cho được khi mệnh trời đă định. Với Bùi Xuân Phái, ông đă thanh thản như câu ông đă viết trong nhật kư "trả lại cho trần thế gánh nặng đè trĩu trên vai" thanh thản lên đường ,không luyến tiếc trần thế, nhưng thế gian luyến tiếc ông, người họa sĩ tài hoa đă để lại những dấu ấn đậm sau qua những bức họa sống măi cùng thời gian. Hàng ngàn người mến mộ nghệ thuật Bùi Xuân Phái đă nhập vào ḍng người lặng lẽ đi trên đường phố cổ của Hà Nội để tiễn đưa ông vào ngày 27 tháng 6 năm 88. Thật là sang cho Bùi Xuân Phái khi biết những ṿng hoa của Hà Nội vào ngày hôm đó đă trở nên khan hiếm do người ta mua rất nhiều để đến chia tay ông. Thời đó, có những vị khách Quốc tế là những fan ngưỡng mộ ông, cao lớn lênh khênh, mắt đỏ hoe, âm thầm đi theo chiếc xe tang chở Bùi Xuân Phái đă làm cho người dân Hà Nội thật ngạc nhiên và xúc động.
"Tôi tin vào số phận" đó là câu Bùi Xuân Phái trả lời Jorland, tùy viên văn hóa Đại sứ quán Pháp trong buổi khai mạc Triển lăm cá nhân đầu tiên của Bùi Xuân Phái vào năm 84. Ông Jorland đă nắm chặt tay Bùi Xuân Phái mà hứa rằng "Khi về nước, tôi sẽ cố gắng hết sức ḿnh, vận động chính phủ Pháp và các tổ chức mời ông sang bày triển làm ở Paris. Tôi tin rằng: nếu tôi c̣n sống và ông c̣n sống chắc chắn chúng ta sẽ gặp nhau tại Paris." Nếu Bùi Xuân Phái đă nói "Tôi tin vào số phận" th́ quả là số phận đă dành cho Bùi Xuân Phái sự bất công quá đáng - ngay cả đến khi ông nhận được lời mời từ phía Pháp cùng với sự chấp thuận chính thức của Nhà nước và chiếc vé máy bay đă được chuyển đến cho ông th́ cái chết lại giữ chân ông lại.
Nhớ những lần Bùi Xuân Phái bày tỏ nguyện vọng "Tôi muốn được đi Pháp một chuyến, tôi sẽ đi thăm bảo tàng Louvre và tôi muốn đến thăm căn nhà của Picasso, nơi mà người họa sĩ kỳ tài này đă từng sống và làm việc. Bùi Xuân Phái là một người yêu thích, ngưỡng mộ hội họa của Picasso. Dẫu vậy, tôi đă chứng kiến một lần ông làm cho một phóng viên của thông tấn xă TASS phải ngỡ ngàng khi người phóng viên này hỏi:
-Thưa ông Phái, ông có cho rằng ông là Picasso của Việt Nam không?
Bùi Xuân Phái trả lời:
-Picasso là Picasso, Bùi Xuân Phái là Bùi Xuân Phái.Mỗi người có một cơi riêng của ḿnh.
Có người cho rằng Bùi Xuân Phái bỏ lỡ chuyến đi Pháp vào năm đó là "Tiếc cho Bùi Xuân Phái, tiếc cho nghệ thuật và tiếc cho Việt Nam". Và tôi biết, Bùi Xuân Phái cũng than tiếc, vài ngày trước khi giă từ cơi đời, ông viết nguệch ngoạc ḍng chữ, khi đó sức ông đă yếu "Kiểu này, tôi sẽ đi Văn Điển chứ không đi thăm bảo tàng Louvre được nữa rồi".
Nhớ lại, trong cái buổi sáng ảm đạm sau cái ngày Bùi Xuân Phái phát hiện ra "ḿnh có một cánh tay gầy và một cánh tay béo", tôi đă đưa ông tới bệnh viện để các bác sĩ xét nghiệm máu và chụp X quang. Trong pḥng khácm có hai vị bác sĩ đă hội ư với nhau bằng tiếng Pháp, khi hộ nhắc đến tên của căn bệnh, tôi thấy chiếc mũ nơi tay của Bùi Xuân Phái bỗng rơi xuống đất. Tôi vội cúi xuống nhặt và cầm giúp cho ông. Trên quăng đường dài khi tôi đưa ông trở về nhà, Bùi Xuân Phái và tôi không thể nói được câu nào. Tôi không hiểu ông đă và đang nghĩ ǵ, nhưng tôi đă choáng váng hiểu rằng cuộc sống của ông đă thực sự lâm nguy rồi.
Những ngày tiếp theo đó là những ngày dài Bùi Xuân Phái phải nhập viện để điều trị. Đi đâu, ở đâu, kể cả sau chuyến đi thăm CHDC Đức 2 tuần vào năm 82, khi trở về ông nói "Không đâu thoải mái bằng ở nhà ḿnh". Nằm viện được mấy hôm ông tỏ ư muốn về nhà, theo ông th́ "Ở nhà tôi c̣n có nhiều điều kiện để mà hí hoáy". Bùi Xuân Phái thường gọi vẽ là hí hoáy. Tôi không thấy các nhà phê b́nh mỹ thuật nào sử dụng từ đó trong bài vở của họ. Từ "hí hoáy" xem ra có vẻ không sang trọng, nhưng mở từ điển ra tôi lại thấy rất phù hợp với cá tính của Bùi Xuân Phái "từ gợi tả dáng vẻ của tay luôn luôn cử động, sờ mó, như không lúc nào để yên". Trong cuộc đời Bùi Xuân Phái, tôi không biết ông đă vẽ bao nhiêu bức tranh, nhưng tôi biết không ngày nào ông ngừng vẽ, không ngày nào cánh tay của ông được để yên mà không "hí hoáy" với h́nh và màu .
Bùi Xuân Phái có người em rể là bác sĩ phụ trách điều trị cho ông trong bệnh viện. Tôi thường trao đổi với ông chú bác sĩ đó về bệnh t́nh của ông, tôi hiểu rằng bệnh viện chỉ giúp được cho Bùi Xuân Phái cách duy nhất là truyền đạm. Sau đó được sự đồng ư của bác sĩ, chúng tôi đă đưa Bùi Xuân Phái về nhà. Tôi nhớ măi hôm tôi thông báo cho ông tin đó, nét mặt ông vui mừng, rạng rỡ như trẻ thơ. Ông đă đi rất nhanh như sợ có ai đó đổi ư khi thoáng thấy chiếc xe đến để đón đưa ông về nhà. Nhưng tôi lại không thể vui cùng niềm vui tạm thời của ông được, tôi biết bệnh viện vẫn là nơi mà ông sẽ c̣n trở lại. Trên thực tế ,(trong khoảng thời gian 2 tháng từ khi phát hiện ra ác bệnh) ông được người nhà đưa trở lại bệnh viện ba lần, nhưng đến lần thứ ba, Bùi Xuân Phái đă không bao giờ có dịp trở về nhà để sống trong niềm đam mê "lao ḿnh vào vẽ" nữa.
Những ngày c̣n lại của cuộc đời, Bùi Xuân Phái say sưa hối hả vẽ. Bùi Xuân Phái hiểu rằng ḿnh sắp giă từ cơi trần,nên ông sai tôi hạ hàng loạt tranh trên tường xuống, ông đă sửa lại, vẽ thêm và kư tên vào góc bức tranh, nhưng một số bức khác ông đă xóa sạch trắng. Nhưng có một đêm, dự cảm về ngày ra đi của ông lại đến với tôi, khi tôi thức dậy, thấy ông vẫn đang ngồi, ông lật giở từng trang album, một vài cuốn đă xưa cũ cũng được ông lấy trong tủ ra xem lại chăm chú. Tôi cố gắng không gây tiếng động, tôi biết ông đang trở về với những kỷ niệm năm tháng đă qua của cuộc đời cùng bao nhiêu chuyện vui buồn... Tôi nhận thấy có sự trùng hợp lạ kỳ, cách đó mươi năm. năm 78, trước ngày người anh Bùi Kỳ Anh của tôi mất, trong đêm khi tôi thức dậy, tôi cũng thấy Kỳ Anh chăm chú lật giờ từng trang album của gia đ́nh như thế...
Thời gian vẫn trôi đi mà bệnh của Bùi Xuân Phái như con thuyền đă trông thấy bờ bến, những cố gắng cùng những hy vọng chạy đuổi theo nhau từng ngày. Ngày đó tôi nghe nói ở một miền quê xa xôi có một ông lang có bài thuốc huyền diệu lắm, có thể chữa khỏi bệnh ung thư, tôi mượn người bạn chiếc xe máy phân khối lớn, vượt hàng trăm cây số mong đem được thần dược về chữa cho Bùi Xuân Phái. Sau hôm ông uống bài thuốc đó, tôi hỏi ông cảm thấy thế nào, ông gật đầu hài ḷng, ông vui vẻ và đi lại nhanh nhẹn hơn thật. Cả nhà cảm thấy phấn chấn và có ư muốn chuyển sang điều trị bằng Đông y cho ông. Chúng tôi mời một ông lang danh tiếng ở ngay Hà Nội tới chẩn bệnh cho ông. Ông lang này sau khi xem mạch ở cổ tay Bùi Xuân Phái đă ra hiệu cho tôi theo ông ra ngoài phố, ông lang nói "Anh liệu mà có sẵn cỗ áo cho ông nhà đi là vừa, ông ấy sẽ không qua khỏi đâu".

Khi cái chết đă có thể đếm được từng giờ, Bùi Xuân Phái vẫn ung dung thư thái vẽ, dường như ông không bận tâm đến cái chết đang cận kề. Những đề tài cuối đời ông đă vẽ được các nhà báo nhắc tới, tôi không nhắc lại nữa, nhưng có những bức họa của Bùi Xuân Phái gây ấn tượng cho tôi là loạt tranh ông đă vẽ theo từng ngày một lọ hoa súng do một cô người mẫu mến mộ ông đă đem đến tặng. Tôi có cảm giác như dấu hiệu không lành: từng bông hoa đổ cong rồi gục xuống theo mỗi ngày và cả ở những bức tranh của Bùi Xuân Phái vẽ về những bồng hoa này cũng vậy,ngày hôm sau tệ hơn ngày hôm trước cho đến khi bông hoa gục hẳn xuống mặt bàn.Nhưng nét vẽ cuối cùng của ông lại là đôi bà chân của chính ông ,khi mà ông nằm trên giường trong bệnh viện,vừa không có cảnh vật nào đáng vẽ vừa không đủ sức để ngồi dậy và cứ thế,ông đổ dồn những thương cảm mê man vào nét vẽ và cứ thế, ông vẽ cho đến khi tắt thở.Nét vẽ cuối cùng tự dành cho ông là bàn chân của chính ḿnh.Sau bàn chân là chai nước truyền đạm của bệnh viện ,cùng với dây dợ truyền thứ nước đó vào cơ thể ông
Trước ngày Bùi Xuân Phái từ trần, có một đoàn khách ngoại quốc "đổ bộ" vào xưởng vẽ. Dường như họ cũng biết tin Bùi Xuân Phái lâm bệnh nặng bởi v́ tôi thấy họ hỏi mua rất nhiều tranh, hầu như toàn bộ số tranh của Bùi Xuân Phái treo trên bốn bức tường. Nhưng tôi đă từ chối không bán một bức nào. Sau đám khách ra về, Bùi Xuân Phái có hỏi tôi tại sao không bán để lấy tiền đưa cho mẹ ? Tôi đă lúng túng không trả lời được mà chỉ muốn ̣a khóc, tôi không thể trả lời ông câu đó vào khi đó được.Hom do, muốn làm ông yên ḷng tôi đă tôi đă nói chuyện với ông một chút về vấn đề di sản mà ông để lại, tôi đă noi voi ong rằng: "Nếu sau này bố mất,tranh của bố sẽ được tăng giá gấp 20 lần !" khi đó tôi thấy ông không nói ǵ mà chỉ mỉm cười hiền lành....
Co mot yeu cau cuoi cung cua ông la yêu cầu tôi chở ông đến thăm nha một vài người bạn thân.Ở nhà riêng một người bạn,khi mà di căn của ác bệnh đă chèn lên thanh quản,khiến ông không nói được mà phải dùng bút đàm để nói chuyện với mọi người.Bạn ông đưa ông cây bút và tờ giấy trắng,lần đó ông đă không viết chữ nào mà vẽ vài đường sóng nước , từ mặt sóng có một cánh tay giơ lên vẫy vẫy trong tuyệt vọng ...

Trong buổi tối cuối cùng của Bùi Xuân Phái (23-6-88) ông vẫn vui vẻ tiếp hai vị khách cuối cùng của đời ḿnh, đó là hai nhà sưu tập tranh,ông Lâm Cà Phê và ông Bổng Hàng Buồm. Vài giờ trước khi Bùi Xuân Phái mất, theo thói quen thường lệ ông Bổng Hàng Buồm vẫn c̣n xin được của Bùi Xuân Phái bức tự họa mà ông đang vẽ dở dang, bên dưới bức họa đó, Bùi Xuân Phái viết ḍng chữ "bây giờ chỉ cần nhất là có sức khỏe và không có bệnh tật ǵ". Đến 10 giờ tối mẹ tôi phát hiện thấy đôi bàn tay Bùi Xuân Phái trở nên lạnh ngắt, mẹ tôi kêu khóc cầu cứu, anh em chúng tôi chạy ra đường và yêu cầu dừng lại một chiếc xe hơi, vội vă đưa Bùi Xuân Phái vào viện cấp cứu. 2 giờ 35' Bùi Xuân Phái nh́n lần cuối từng người trong gia đ́nh, sau đó tự tay ông gạt đi bó dây mà các bác sĩ đă cuốn vào cổ tay ông để đo huyết áp, Bùi Xuân Phái lắc đầu chán nản, ông ngước mắt nh́n lên trần nhà giống như cách ông ngắm nh́n bức vẽ sau khi đă hoàn thành nó. 2 giờ 40 (24-6-88) trong tiếng kêu khóc của mẹ tôi và anh chị em trong nhà, tôi nh́n sang cái màn h́nh kiểm tra nhịp tim Bùi Xuân Phái: đó là một vệt sáng nằm ngang giống như khi xưa, bố tôi, họa sĩ Bùi Xuân Phái trước khi bắt đầu vẽ một bức tranh, ông cũng thường vạch ngang một nét ,lấy đó làm đường chân trời hoặc làm tiêu điểm khởi đầu cho cuộc chơi bằng h́nh và mầu.


Edited on Fri May 9 08:31:53 2008

(Maximum Posts Reached)