Ghi Chú Linh Tinh

Nguyễn Gia Trí
Sat Oct 21 23:20:44 2006 (Edit Post)
kinhcan* Những bậc danh họa Việt Nam thế kỷ XX chuyên về sơn mài như Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng đă để lại di sản đồ sộ, kể tới hàng trăm mét tranh... Tài năng và sức lao động của họ thực đáng kính nể. Anh có cho rằng các họa sĩ hôm nay quan tâm nhiều tới đời sống hơn là nghê thuật nên cảm giác chung sự nghiệp của họ hời hợt và nhỏ bé?

- Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng là những cây đại thụ của mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Sự nghiệp của các ông thật vĩ đại, măi là tấm gương lớn cho họa sĩ Việt Nam. Tôi cho rằng di sản đồ sộ của hai ông, các họa sĩ mọi thế hệ chưa có ai vươn tới được. Nếu anh xem những tác phẩm c̣n lại ở Việt Nam, th́ sẽ thấy những ư tưởng và quan niệm của các ông về nghệ thuật sơn mài.

Bà Nguyễn Gia Trí, khi chúng tôi vào thăm năm 1992 (trước lúc ông qua đời một năm) có kể: ông Trí làm tranh không hết hợp đồng, hầu hết khách đặt tranh là những tỷ phú Nam Phi, Nam Mỹ. Họ đến xin ông vẽ những tranh khổ lớn và không yêu cầu về h́nh thức nghệ thuật, tùy ông muốn. Tranh ông bán đo bằng ca-rê. Bà Trí bảo có lần tôi phải đo tranh bán cho một người khách ở Nam Phi, 1m2 ở mé bên phải tranh tôi tính gấp tám lần. Ông khách hỏi tại sao vậy? Ông Trí trả lời chỗ ấy tôi chữa lại tám lần giáp vàng. V́ vậy phải tính thế mới đúng. Theo tôi hiểu các họa sĩ trong lịch sử Hội họa hiện đại có duy nhất danh họa Nguyễn Gia Trí bán tranh tính bằng ca-rê.

Bà Trí nói thêm: Có ba bức tranh ông Trí dặn lại, "để cho thế hệ mai sau nghiên cứu". Đó là 3 bức tranh sơn mài khổ lớn lưu tại Thư viện quốc gia TP Hồ Chí Minh mà ông kể vợ Ngô Đ́nh Nhu mua định tặng Nhật Hoàng, nhưng ông yêu cầu phải để lại trong nước. Những năm 70 của thế kỷ XX, tài chính của Nguyễn Gia Trí tới hàng ngh́n cây vàng. Thế mà khi mất, ngoài tranh tài sản của ông chẳng có ǵ đáng kể, tất cả dành cho nghệ thuật!

Thời kỳ đó ở miền bắc, như anh biết: ai nghèo và cô đơn như Nguyễn Sáng! Ông chịu mọi thiệt tḥi trong cuộc sống, nhà cửa chật chội 10m2, vợ con không có, tết mọi nhà ấm cúng sum vầy, ông lủi thủi đi trong đêm 30. Vậy mà Nguyễn Sáng với những sáng tác đồ sộ minh chứng cho lịch sử nghệ thuật một tài năng xuất chúng, lao động không mệt mỏi, đă ra đời những tác phẩm bất hủ, bất chấp hoàn cảnh.

Ngày nay, một số họa sĩ hoàn toàn ngược lại. Họ quan tâm tới ô-tô, nhà to hơn nghệ thuật. Một số sau khi bán tranh (tranh chợwink được món tiền kha khá là nghĩ ngay đến hưởng thụ. Những người như thế làm ǵ có sự nghiệp, có chăng chỉ nhà cao cửa rộng và những mớ hàng phi nghệ thuật. Cơ chế thị trường có sức mạnh ghê gớm. Vừa làm cho nghệ thuật phát triển, vừa tiêu diệt những tài năng mới nhú. Theo tôi vấn đề là bản lĩnh nghệ sĩ. Về vật chất, danh họa Nguyễn Sáng nói: "Nếu không v́ nghệ thuật, rải tiền đầy đường tôi cũng dẫm lên mà đi; Nếu c̣n v́ nghệ thuật, tôi sẵn sàng kiếm từng đồng xu để sống". Danh họa Nguyễn Gia Trí th́ nói: "Tiền là cần song nếu không biết dừng nó sẽ nuốt ḿnh luôn".

------------------------
Nguyễn Gia Trí (1908-1993) sinh tại tỉnh Hà Tây, Việt Nam. Khi c̣n là sinh viên của trường đại học nổi tiếng Indochina Fine Arts College (1931-1936), ông là người đi đầu trong việc chuyển những bức tranh sơn mài từ trang trí thành những tuyệt phẩm nghệ thuật và từ đó ông đă được mệnh danh là "người cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam". Ông Nguyễn Gia Trí là một trong những họa sĩ nổi tiếng đi đầu trong việc tạo ra một khuynh hướng nghệ thuật mới cho Việt Nam, với những đường nét vẽ thanh lịch và những tư tưởng mới về nghệ thuật sơn mài. Ông phối hợp lối in khắc với những phương thức sơn mài mới, đồng thời áp dụng các nguyên tắc cấu trúc tranh vẽ phương Tây, để tạo những bức họa hiện đại mang đầy tính chất dân tộc. Những tác phẩm của ông có thể t́m thấy trong Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam tại Hà Nội và Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật tại Sài G̣n. Họa sĩ Nguyễn Gia Trí đă được chỉ định là Bảo Vật Quốc Gia. V́ thế, những tác phẩm của ông đă không được phép rời khỏi nước, khiến cho ngày càng khó kiếm tác phẩm của ông ở nước ngoài.

(Maximum Posts Reached)