Ghi Chú Linh Tinh

Den dau
Sat Oct 21 19:10:55 2006 (Edit Post)
kinhcanHà Nội: Thú “săn t́m” những chiếc đèn dầu hàng trăm tuổi
Friday, August 13, 2004


    
HÀ NỘI 13-08.- Ở Việt Nam hiện nay, những chiếc đèn dầu gần như không c̣n nữa v́ đa số dân chúng đă sử dụng điện thắp sáng. Do vậy, giới chơi đồ cổ đă mở cuộc săn t́m những chiếc đèn dầu cổ có tuổi đời hàng trăm năm. Những vật tưởng như vứt vào sọt rác này bỗng chốc hóa thành tiền.
Hăng VietnamNet cho biết, một người tên Tiến, trong một chuyến “săn t́m đèn dầu” ở Hải Hậu (Nam Định) khi vào một nhà thờ, anh này bắt gặp rất nhiều đèn dầu được làm hoàn toàn từ đá xanh treo trên trần nhà. Chân đèn, thân đèn, bầu dầu đều được làm từ đá và chạm khắc rất tỉ mẩn. Nhưng hỏi mua th́ họ không bán v́ là đồ lễ trong nhà thờ. Ngay tháng trước Tháng Bảy 2004, trong chuyến về Sơn Tây (Hà Tây) anh Tiến đă bắt gặp một chiếc đèn dầu cổ rất đẹp: Đế đèn và chân đèn có hoa văn rồng ẩn trong mây. Hỏi ra mới biết, đây là chiếc đèn gia bảo do một ông quan trong nhà đặt làm tận bên Pháp và đă có tuổi thọ hơn trăm năm.
Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khi hăng dầu “Con ṣ” khởi sự mang dầu hỏa sang bán ở Việt Nam. Dân ta quen dùng đèn dầu lạc, bạch lạp... nên hăng “Con ṣ” không bán được dầu hỏa. Những người bán dầu hỏa đâu chịu bó tay, họ đă nghĩ ra một “chiêu” rất hiệu quả mà bây giờ chúng ta gọi là tiếp thị, marketing: Cho đèn (cái phao đựng dầu) để bán dầu. Hăng “Con ṣ” bán được dầu hỏa, dân ta có được cái đèn tiện lợi để thắp sáng. Cái phao đèn ấy dân ta vẫn gọi là đèn Hoa Kỳ (chế tạo tạo Mỹwink. Lâu dần thành quen, cái đèn dầu Hoa Kỳ soán chỗ những đĩa đèn dầu lạc, những ngọn bạch lạp truyền thống. Quen đến độ, hầu như gia đ́nh nào cũng có vài chiếc đèn dầu hỏa trong nhà, dưới bếp. Mặc dù chiếc bật lửa ga của nền công nghiệp hiện đại đă tràn khắp hang cùng ngơ hẻm nhưng ngay tại vài quán nước chè đêm ở Hà Nội, những người ưa hoài cổ vẫn được hưởng cái tuyệt thú châm đóm lấy lửa từ chiếc đèn dầu Hoa Kỳ để mồi một điều thuốc lá thơm.
Chiếc đèn dầu là ánh sáng nối dài về những cái đèn làm bằng đom đóm để trong vỏ trứng, về những ngọn đuốc bằng tre ngâm được chẻ dày, phơi nỏ, về những cây đ́nh liệu thắp trước điện đ́nh cho các quan vào triều buổi sớm, về những đĩa đèn dầu lạc le lói hàng triệu đêm tăm tối ngày xưa. Nó là ánh sang nối về quá khứ của người Việt và là biểu tượng gắn bó mật thiết với đời sống con người: Sống dầu đèn, chết kèn trống.
Cũng là đèn, là ánh sáng nhưng có rất nhiều cấp độ khác nhau, biểu hiện đủ mọi sắc thái, tư thế của chủ nhân chiếc đèn. Có thể cái đèn là chút tự măn của một thời mà không phải ai cũng có tiền mua dầu để thắp. Có thể nó là chút xa xỉ của người tỉnh lỵ, bên những bàn đèn thuốc phiện, trong những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng. Nó nuôi nấng giấc mộng quan trường của những sĩ tử thâu đêm dùi mài kinh sử. Nó chia sẻ cái ṃn mỏi của tâm trạng những người mẹ chờ con, người vợ ngóng chồng trong những đêm Đông mà nỗi cô đơn như kéo bóng tối dài ra và rộng măi. Kỳ lạ thay, tim dầu mỏng manh yếu ớt nhường ấy mà lại có một ma lực hút con người lại với nhau. Ấy là khi người ta mượn cớ xin lửa qua rào...
Cái đèn dầu có mặt trong tất cả các nghi lễ quan trọng của con người. Nó là thứ không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên những dịp lễ Tết, giỗ chạp, bên bát cơm quả trứng mỗi khi nhà có việc đám. Cái đèn dầu có mặt trong bao nhiêu triết lư sống của người dân Việt. Khi th́ có sự ích kỷ “đèn nhà ai, nhà ấy rạng”, khi th́ nó là lời răn đe: “Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng, đèn ra trước gió c̣n chăng hỡi đèn” hoặc “gần mực th́ đen, gần đèn th́ rạng”...
Qua binh đao, chiếc đèn lại trở về khiêm nhường bên quán nước ven đường. Có thời bĩ cực, đèn dầu bị biến thành ám hiệu của những cô gái bán hoa trong công viên Gia Lâm bên kia sông Hồng. Ngày ấy mỗi cô một chiếc đèn dầu ngồi trong bóng tối chờ khách làng chơi. Từ đó dân chơi, dân ăn sương được gọi bằng hai chữ “ngồi đèn”, khác hẳn với những cụm từ khác cũng nhằm chỉ việc trai gái phải ḷng nhau, thích nhau: “bắt đèn”, “bắt mắt”...
Khi ánh sáng đèn điện về với thôn quê, đèn dầu lại khởi một cuộc đi mới vào nghệ thuật. Nó từng chiếm một mảng không nhỏ trong tranh của Bùi Xuân Phái. Bây giờ, đèn dầu không c̣n là vật dụng thắp sáng chính trong mỗi gia đ́nh Việt Nam. Nhưng không v́ thế mà nó mất đi, trái lại đèn dầu ngày nay được giới sưu tầm săn lùng ráo riết cho những bộ sưu tập, cho nhưng Deco trang trí nội thất đắt giá của nhà hàng, biệt thự tại các thành phố lớn. Theo dân sành điệu, đèn dầu là thứ đồ “tuy cũ” nhưng chưa hẳn là “cổ” v́ kiếm không khó lắm. Nhưng nó lại rất hấp dẫn v́ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau: Đồng, thiếc, đá, thủy tinh cho đến tôn, thép rẻ tiền.
Người chơi đèn chú trọng đến cái dáng của đèn: Phải đẹp, phải lành lặn và quan trọng hơn cả là hoa văn ở chân đèn và bầu đèn phải c̣n nguyên vẹn. Cũng v́ vậy giá đèn rất khác nhau. Anh Tiến, một người sưu tầm ở phố Hàng Bông cho biết: Đèn có rất nhiều giá. Với hai trăm ngàn là có thể bắt đầu sưu tầm chiếc đèn dầu đầu tiên trong bộ sưu tập của ḿnh nhưng muốn có đèn cầu kỳ lại khác. Đèn đẹp thường có giá từ ba đến năm triệu đồng. Những chiếc đèn treo có xuất xứ vương giả từ những pḥng khách xa hoa của các gia đ́nh tư sản thường có giá bán tới hai mươi triệu đồng.
Đi “săn” đèn dầu
Cái khó nhất đối với những người sưu tầm đèn cổ là việc t́m kiếm thông phong(bóng đèn). Với loại “hột vịt” th́ quá dễ! Chỉ cần ra bất cứ một chợ quê nào là có thể mua được cả tá thông phong. Nhưng loại to đặc biệt th́ lại cực hiếm. Để có những chiếc thông phong to người sưu tầm phải cất công vào tận chợ Hà Đông, về chợ Rồng Nam Định, hay chợ Bo Thái B́nh mới mua được. Cá biệt có những chiếc thông phông dùng cho đèn dầu treo người sưu tầm đành phải t́m hiểu, vẽ lại và nhờ những nghệ nhân thổi thủy tinh lành nghề làm giúp. Nhưng việc này hiện nay cũng rất khó v́ ḷ thủy tinh thủ công ngày càng ít và nghệ nhân chỉ c̣n đếm được trên đầu ngón tay.
T́m được đèn dầu cổ đă khó nhưng chăm chút cho nó c̣n khó hơn. Thường những chiếc đèn khi đến tay người sưu tầm đều qua tay rất nhiều người “đi xứ”(chỉ người đi gom đồ cổ tại các địa phương). Mua được rồi, người sưu tầm lại phải chỉnh trang làm sao để nó có thể sử dụng được. Một chiếc đèn dầu cổ được đánh giá cao hơn nếu nó c̣n thắp sáng được. Nhiều người mới sưu tầm chưa có kinh nghiệm thường không dám đổ dầu vào sử dụng. Họ sợ làm hỏng đèn. Nhưng theo Tiến, việc có sẵn dầu trong đèn chính là cách bảo quản cổ đèn tốt nhất v́ hơi dầu bốc lên giúp cho cổ đèn không bao giờ gỉ sét.
Tiền thân của đèn dầu Việt Nam là chiếc đèn dầu lạc. Đĩa chủ yếu là bằng sành, nông ḷng. Nhiều nhà nghèo hoặc đại khái đĩa đèn có khi chỉ là cái đĩa ăn, ở một số nhà khá giả hơn th́ nó có thể được tạo dáng này nọ, được đặt trên những giá đỡ bằng sành, bằng gỗ tiện sơn son hay bằng đồng. Bấc đèn làm từ ruột của loại cỏ bấc phơi khô được thả trong đĩa, một đầu chờm ra ngoài cho cháy thành ngọn. Bấc chỉ nhỏ bằng chiếc tăm và mỗi đĩa đèn cũng chỉ có một bấc trên một đĩa dầu.
Chơi đèn dầu không cầu kỳ như thú chơi đồ cổ khác, nhưng không hề đơn giản chút nào. Người sưu tầm đèn dầu cổ có tiếng là Dương Thanh nhà ở Gia Lâm, Hà Nội, cho biết: Chỉ riêng việc kiếm bấc cho hơn chục chiếc đèn khác nhau đă là một kỳ công. Với đèn to, bấc cũng phải to, bấc là loại sợi hút dầu, dai nhưng phải lâu tàn.
Đặc biệt, loại sợi có gốc amiang, chịu nhiệt, không có tàn là lư tưởng nhất. Nhưng với những chiếc đèn dầu cỡ nhỏ, miền Nam vẫn gọi là đèn “hột vịt” kiếm bấc lâu tàn không phải ai cũng biết.
-------------------------
Đời sống ấy, có vui, có buồn, nhưng bất cứ hoàn cảnh nào cũng là những ghi chép chân thực của một người luôn mơ mộng và lăng mạn.
------------------------
Xưa nay, nói đến 36 phố phường, ai cũng hiểu đấy là phố phường Hà Nội. 36 phố là những phố nghề, mỗi phố đều có chữ Hàng: Hàng Da, Hàng Gà, Hàng Bột, Hàng Gai, Hàng Đậu v.v...

Hà Nội ba mươi sáu phố phường,

Hàng Mứt hàng Đường, hàng Muối trắng tinh.

Trải qua bao thay đổi, ngày nay, các phố tên cũ vẫn c̣n mà sinh hoạt th́ đă khác. Hàng Quạt bán toàn đồ thờ, khung ảnh, Hàng Lược bán cá cảnh, Hàng Khoai bán máy móc gia dụng, Hàng Cháo bán phụ tùng xe đạp, Hàng Trống tập trung nhiều fine art gallery. Phố Hàng Khay nhiều cửa hàng mỹ nghệ, máy ảnh, tranh. Phố Hàng Dầu bán toàn giày guốc, phố Hàng Tre bán toàn ḷng lợn, nhà hàng choán hết lề đường làm nhà bếp, từng thau ruột lợn trắng hếu đem ra kỳ cọ, chà xát, khách bộ hành không có lối đi. Hàng Than nay là phố bánh cốm...

Một vài phố c̣n chút ít h́nh ảnh xưa: Hàng Thiếc vẫn c̣n tiếng đe búa g̣ thùng chan chát. Hàng Mành vẫn c̣n mành trúc mành tre, Hàng Mă vẫn rực rỡ giấy màu của lồng đèn, đồ cúng, Hàng Bông bán vải vóc áo quần...

Ba sáu phố phường c̣n gọi là Phố Cổ hoặc Phố Tây. Ông bạn họa sĩ đưa tôi qua một vài phố c̣n sót dăm ba gian nhà cổ hiếm thấy thời nay. Không hiểu v́ không tiền để sửa chữa hay do không được phép. Một vài ngôi nhà phảng phất nét tranh Phố Cổ của họa sĩ Bùi Xuân Phái. Dù các phố đă được sửa sang nhiều, nhưng du khách và người Hà Nội vẫn gọi Phố Cổ. Phố Cổ lúc nào cũng đông người Tây Phương qua lại nên c̣n được gọi Phố Tây. Phố Tây có nhiều hàng ăn ngon, nhiều quán café Internet...

Thả bộ từ phố nọ qua phố kia, khách thấy dễ chịu về cái không khí buôn bán của người Hà Nội. Cửa hàng nào cũng nho nhỏ gọn gàng và đầy ắp hàng hóa. Dù không mua, khách cũng thích tàng tàng qua những phố bán đồ mỹ nghệ. Những sản phẩm bằng mây tre, gỗ, sành sứ... la liệt trên hè. Cây cối trên đường phố Hà Nội cũng có vẻ đẹp riêng biệt, cây trồng để lên tự nhiên, không cắt xén o ép như các thành phố khác, lại càng khác xa cây trên đường phố ở Cali. Nhiều cây lâu đời vươn cao tới lầu hai lầu ba, cành nhánh tỏa tự nhiên mềm mại ẻo lả rất nên thơ. Tôi mang máy ảnh đi la cà như người rỗi việc. Đi quanh Phố Cổ tôi gặp nhiều cụ bà Bắc Kỳ rất lạ. Khuôn mặt như đông lại cả cuộc đời tối tăm u buồn, khuôn mặt khắc khoải lo âu, hoặc một nét vui rất hiếm vừa thoáng qua. Nếu lấy một h́nh ảnh cho “Mẹ Việt Nam”, tôi chọn chân dung một bà cụ Bắc Kỳ. Tôi là người Trung, tôi không hề phân biệt.

Đang ŕnh chụp một cụ bà ngồi canh hàng bên kia phố, chợt có tiếng người chào: “Chú ở xa tới hả chú”. Quay lại thấy một cô bé lớn người mà thấp chừng thước tư.

- Sao cháu biết, cháu ở đâu?

- Cháu thấy chú lang thang chụp ảnh, cháu ở Đà Nẵng.

- Cháu du lịch?

- Cháu làm bên pḥng Tư Vấn Du Học ra liên hệ công tác.

- Cháu thấy phố phường Hà Nội thế nào?

- Phố nhỏ nhiều hàng đông du khách.

Tôi ngẫm cười về câu nhận xét của cô bé “Tư Vấn Du Học”.

Cho đến bây giờ người Việt mua bán vẫn không có giá nhất định, phải mặc cả, nếu trả hớ là chịu thiệt. Không có chuyện mua xong trả lại dù trả ngay tại chỗ. Mỗi cửa hàng, bên cạnh sản phẩm chính, c̣n bày các thứ lặt vặt khác như Chè (trà), bánh kẹo, đồ lưu niệm, có khi dọn ngay một chiếc bàn nhỏ bán thịt heo, rau cải... Hàng nước chè th́ gần như chỗ nào cũng có. Hầu hết các quán ăn b́nh dân không có nước uống. Trong Nam, vào quán, bao giờ cũng có sẵn b́nh trà (loại trà chỉ có màu mà không mùi vịwink. Miền Bắc, ăn xong, khách phải qua nơi khác uống nước. Mỗi cốc nước chè 500 đồng, tất nhiên là thơm ngon, nhưng nếu người phương xa đến có khi chê chát, không uống được.

Chẳng hiểu tục lệ này do sự thỏa thuận giữa hàng nước và hàng ăn hay là phát sinh tự nhiên. Có một điều rất tiện cho chủ là, khách ăn xong không lấy cớ trà nước cà kê choán chỗ người khác. Lúc đầu, tôi hơi khó chịu, nhưng quen đi lại thấy hay. Trà nước phải có không khí riêng, trong lúc thưởng thức một cốc trà ngon mà phải ngồi giữa chốn ồn ào ăn nhậu th́ không mấy thú. Ra ngồi vỉa hè, nhấp từng hớp trà nóng, nh́n khách đi đường thích hơn nhiều.

Phố phường sinh hoạt như vậy rất đúng nghĩa. H́nh ảnh gợi lên rơ ràng. Trong Nam có phố mà không phường v́ một con phố bán đủ thứ mặt hàng. Sau này do sự đổi thay cũng có một hai phố chuyên: Trương Công Kiều bán đồ cổ, có phố bán toàn đồ sắt hay áo quần nhưng không tạo được phong cách Phố Phường Hà Nội. Phố phường trong Nam thiếu vẻ thân mật ấm cúng, chỉ có ồn ào nhộn nhịp. Phố Lê Lợi, phố Nguyễn Huệ đứng đắn “nghiêm túc” quá, đi một hai lần đă mỏi chân.

Tôi thích Phố Phường Hà Nội. Qua lại nhiều lần mà vẫn thấy hay thấy đẹp. Đẹp bởi cái vẻ khiêm nhường mộc mạc, đầy phong vị Việt Nam. Thực t́nh, người ta vẫn muốn tỏ ra văn minh, cao sang, nói theo kiểu ngày trước là “Tây học”. Bởi thế cửa hiệu nào cũng chua tiếng Anh, tuy không thấy ông Tây bà Đầm nào vào, và họ cũng chẳng mua các thứ hàng ấy làm ǵ. Một cửa hàng vải ghi nơi tủ kính: “Sale of 30%”, ư nói bán giảm giá 30%... Ngày trước nhà văn Thạch Lam cũng đă ghi nhận những điều tương tự, khi các ông chủ hiệu viết tiếng Tây.

Khu Phố Cổ tuy không rộng mà đi măi vẫn không hết, lúc nào cũng tưởng như mới qua lần đầu. Trên cao nh́n xuống mới thấy hay. Từ tầng 5 City View (phố Cầu Gỗwink chẳng hạn, ngồi nhâm nhi café mà nh́n xuống, sẽ thấy rất vui mắt. Giữa ngă năm, xe cộ qua lại như mắc cửi, có một chị quang gánh lững thững đi, cứ như đang đi trong sân nhà ḿnh... Xe lớn xe nhỏ, liệu mà chạy. Lắm khi thật hồi hộp, cứ tưởng xe nọ đâm xe kia, nhưng không sao cả, họ tránh nhau tài t́nh như xe có gắn sensor tự động. Chính từ trên tầng lầu này tôi đă chụp được tác phẩm “Gặp Gỡ”, một tác phẩm rất thường mà ư nghĩa.

Có một phố khá nhộn nhịp và tất bật, phố Gầm Cầu, nằm ngay chân cầu Long Biên. Không hiểu ngày xưa có phố này không. Phố Gầm Cầu hoạt động từ hai ba giờ sáng. Đây là một băi chợ, hàng hóa đổ về từ vác vùng ngoại ô lân cận. Vào những ngày “rét hại”, mới thấy nổi vất vả cực nhọc của giới buôn thúng bán mẹt. Những chị đàn bà, ăn mặc mỏng manh, với chiếc xe đạp trành, phía sau có giỏ bội hoặc thúng, họ chen chúc mua hàng để sáng ngày đi bán lẻ dọc phố. Cuộc sống lầm than như thế nên cảnh t́m đường lao động nước ngoài hay lấy chồng Đài Loan ngày càng nhiều, cho dù báo chí trong nước có nói lên sự thật phũ phàng về đời sống của họ.

Người Việt trong nước, sống, hoạt động, hết sức thoải mái tự nhiên, không đặt nặng vấn đề nghi lễ. Không sorry, thank you ǵ cả. Cho th́ cầm, đụng chạm nhau th́ văng tục, hoặc thượng cẳng tay, hạ cẳng chân, hoặc cả hai cùng lẳng lặng “chuồn” (1).

Đi giữa Phố Phường Hà Nội, không phải lo chuyện ăn uống. Quán ăn hè phố nhiều vô kể. Người Hà nội lại dễ ăn, nên quán nào cũng đông. Và nhiều người ăn, nên chỗ nào cũng có quán. Phở, Bún, Cơm, Cháo, Miến, Ḿ... Tôi quan sát họ ăn mà thèm.

Rảo phố vào những lúc thời tiết thay đổi cũng là dịp được ngắm cách ăn mặc của người Hà Nội. Áo quần luôn đúng mốt, đúng thời tiết. Nghe có Gió Mùa Đông Bắc là cả Hà Nội áo ấm lên người, khăn len quấn cổ, mũ nỉ trùm tai. Màu sắc y phục hài ḥa, không lộn xộn đủ màu như nơi khác. Một cô gái gội đầu ở phố Trần Quí Cáp lúc nghe tôi khen người Hà Nội rất “mốt”, đă nói: “Cháu thấy nơi khác áo quần cũng mốt nhưng ăn mặc không đẹp bằng người Hà Nội”. Có lẽ đúng vậy.

Điều buồn cười là lối mời khách mua hàng. Cứ thấy khách đi qua là mời: “Bác mua cháu cân gị” “Thịt tươi mời bác” “Bác mua ǵ đi bác ơi”... Trong lúc người ta mang máy ảnh đi dạo chơi chứ mua bán làm ǵ các thứ hàng ấy. Cứ giả vờ như ḿnh là người ngoại quốc, cho yên. Đă có lúc thấy tôi lầm ĺ, họ sầm x́ với nhau: “Chắc ông này Hàn Quốc” - “Giống Phillippine”.

Tôi thấy dân hàng phố xem chuyện rác rưởi ngoài đường là chuyện không có ǵ để bàn. Có khi cạnh hàng ăn, nhân viên vệ sinh đang móc cống, đang quét đường, không ai cho đó là vấn đề phải tránh. Cô gái mặt sáng như gương, đẹp như tài tử, đứng trước cửa hàng bóc chuối ăn rồi vứt vỏ chuối ra đường một cách tự nhiên. Xe cộ qua lại như mắc cửi, một bà trong quán bưng nguyên thùng nước rửa tạt ra đường. Phố nào, hai bên lề cũng là rănh nước bẩn từ trong nhà tháo ra, chảy liên tục. Đường phố là thùng rác công cộng. Có một đoạn trên phố Hàng Bông là sạch sẽ ngăn nắp, đúng nghĩa “đường thông hè thoáng”. Một hôm thấy chiếc xe quét rác chạy qua chỗ Bốt Hàng Đậu, tôi nói với anh bạn: “Đấy có tốn kém bao nhiêu đâu, tội ǵ phải vác chổi cau mà quét xành xạch cho mất vệ sinh”.

Nhưng chiếc xe hút rác cũng như bao xe khác, thong dong chạy giữa đường, chỉ để làm cảnh cho khách bộ hành ngắm chơi.

Bên Mỹ, quét đường ngày giờ được quy định hẳn hoi, đường hoàn toàn vắng xe để xe vệ sinh quét hút bụi tận vào hai bên lề. Phố Hà Nội không thể thế được, lề đường, hè phố là nơi đậu xe, nơi bày hàng hóa, không có chuyện ngày quét đường đổ rác. Rác th́ cứ tự động t́m chỗ, xe rác lo liệu mà hốt. Nhà ở tính từng tấc th́ làm sao có chỗ cho rác. Lần đầu tôi rất ngạc nhiên (c̣n tiếc nữa), thấy sau mấy ngày Tết, những gốc Đào đẹp như kiểng (Bonsai) vứt ra đường. “Không vứt ra đường th́ để đâu”. Một người đă nói với tôi như thế.

Dạo phố Hà Nội c̣n có cái thú ngắm hoa đường phố. Hà Nội không chợ hoa nhưng rất nhiều người bán hoa dạo, đa phần đàn bà con gái, họ chở những giỏ hoa sau xe đạp, đứng rải rác các góc phố, hoặc gánh hoa đi từ phố này qua phố khác, ai kêu th́ dừng. Có hôm tôi gặp một cô bán Hoa Chuối (không phải thứ hoa chuối thái làm rau sống), hoa đỏ thắm tuyệt đẹp, tôi chưa hề gặp bao giờ. Trong khi cô gái bán hoa cho khách, tôi chụp mấy tấm ảnh. Thấy vậy cô lại mời:

- Mời bác mua hoa.

- Hoa ǵ vậy cháu.

- Dạ, Hoa Chuối mời bác.

- Hoa này trồng hay lấy trên rừng?

- Lấy trên rừng, xa lắm, mời bác mua.

Không để cho cô hàng hoa chờ đợi, tôi nói ngay:

- Hoa đẹp lắm nhưng bác xin lỗi không thể mua được.

- Dễ mà bác, bác mua cháu gói cẩn thận, bác mang theo không sao đâu.

- Bác biết, nhưng không mang theo được.

Tôi phải quay đi nhanh, chắc cô hàng hoa không hài ḷng. Phải đành vậy thôi.

Dân Hà Nội chơi hoa hằng ngày, không như dân Nam mua hoa vào ngày Rằm, mồng Một. Đường phố Hà Nội c̣n trồng nhiều hoa. Có những con đường toàn hoa Bằng Lăng, loại hoa rừng màu tím hiếm thấy trong Nam. Hà Nội c̣n một loại hoa mà ngay người địa phương cũng không mấy ai biết: Hoa Sưa. Hoa Sưa chứ không phải Hoa Sữa. Hoa chùm dài có màu trắng đẹp hiền ḥa. Công viên Bốt Hàng Đậu, công viên Lenine, có nhiều.

Phố xá sinh hoạt giờ giấc cũng khác nhau. Những phố gần ga xe lửa như phố Trần Quí Cáp, Nguyễn Như Đổ, Nguyễn Khuyến, hoạt động mạnh về đêm. Gần sáng, đóng cửa nghỉ. Nhưng đă hoạt động về đêm th́ họ không c̣n coi sự yên tĩnh của phố phường là ǵ nữa. Mấy quán phở, mấy pḥng karaoke trước khách sạn Hà Nội Star trên đường Nguyễn Như Đổ, suốt đêm như giặc dậy, mặc dù đồn công an cách đó không xa.

Nhập gia tùy tục. Lúc đầu tôi thấy khó chịu, sau quen dần, khi đă nhập vào đoàn người th́ ḿnh khó mà ư kiến nọ kia. Vả lại có vậy cuộc sống mới đa dạng, mới nhiều h́nh ảnh, mới đi hoài mà không chán. Nhiều người bảo: “Thế mới Việt Nam, chứ như ông th́ Mỹ rồi”.



Tháng Hai 2004

(Trích QHQOK 3 sắp in)

Xem “Luật Trên Đường” QHQOK 3


Edited on Sun Nov 5 08:33:15 2006
Sat Nov 4 03:52:13 2006 kinhcan(Edit Post)
kinhcanchuyen
Edited on Mon Nov 6 01:00:45 2006

(Maximum Posts Reached)